Quảng Trị ban hành nghị quyết quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương để thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

Thứ hai - 27/06/2022 04:38 1.223 0

Trong giai đoạn 2021-2025 có 3 chương trình mục tiêu quốc gia được Quốc hội phê duyệt bao gồm: Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

Quảng Trị ban hành nghị quyết quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương để thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

Ngày 22/5/2022 Ủy ban Thường vụ Quốc Hội đã ban hành Nghị quyết số 517/NQ-UBTVQH phân bổ ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 là 92.057,861 (năm 2022 là 34.049) cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương thực hiện 03 chương trình mục tiêu quốc gia. Tỉnh Quảng Trị được phân bổ 1.501,025 tỷ đồng cho cả giai đoạn, trong đó Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 là 735,782 tỷ đồng, năm 2022 là 216,314 tỷ đồng; Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 là 403,070 tỷ đồng, năm 2022 là 168,440 tỷ đồng; Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 là 362,173 tỷ đồng, năm 2022 là 174,262 tỷ đồng.

Ngày 31/5/2022 HĐND tỉnh đã thông qua 03 nghị quyết số 21, 22, 23 quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia. Đây là căn cứ để các cơ quan, địa phương lập kế hoạch giai đoạn, hàng năm nguồn ngân sách nhà nước của các Chương trình phù hợp với thực tiễn địa phương, đảm bảo công khai, minh bạch, quản lý tập trung, thống nhất về mục tiêu, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và bền vững, tuân thủ các quy định của pháp luật về đầu tư công, ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật liên quan.

Nghị quyết số 21/2022/NQ-HĐND về thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị là là cụ thể hóa Quyết định số 07/2022/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững; thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn, thúc đẩy bình đẳng giới. Xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ và từng bước hiện đại, bảo đảm môi trường, cảnh quan nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, giàu bản sắc văn hóa truyền thống, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững. Phấn đấu đến năm 2025 có 80% xã đạt chuẩn nông thôn mới.


Nghị quyết số 22/2022/NQ-HĐND về thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị là cụ thể hóa Quyết định số 39/2021/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ, phù hợp với đặc điểm, tình hình địa phương. Về mục tiêu là thu hẹp dần khoảng cách thu nhập, mức sống của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi so với bình quân chung của cả nước; đến năm 2025 giảm 50% số xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; đến năm 2030 cơ bản không còn xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.

 Nghị quyết số 23/2022/NQ-HĐND về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị là cụ thể hóa Quyết định số 02/2022/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ để thực hiện kịp thời, đồng bộ, thống nhất và có hiệu quả Chương trình. Mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống; hỗ trợ các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn. Phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm từ 1 - 1,5%, tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2025 đạt 75 - 80% theo như chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đề ra.

 
Để đảm bảo sử dụng vốn tập trung, tiết kiệm, hiệu quả, khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, trùng lặp, tránh thất thoát, lãng phí, phát sinh nợ đọng trong xây dựng cơ bản, UBND tỉnh cần khẩn trương hoàn thành việc xây dựng cơ chế lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình mục tiêu quốc gia với các chương trình dự án khác trên địa bàn, cơ chế huy động các nguồn lực để sớm trình HĐND tỉnh xem xét quyết định theo quy định tại Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ về cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
 
Tin, bài: Ánh Linh
 

Tổng số điểm của bài viết là: 16 trong 4 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 4 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết
Thăm dò ý kiến

Dự án Dân chấm điểm M-Score mang lại lợi ích gì?

Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập30
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm28
  • Hôm nay5,975
  • Tháng hiện tại180,490
  • Tổng lượt truy cập9,133,570
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây