Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột
vào đây
!
HĐND tỉnh Quảng Trị
Trang nhất
Giới thiệu
Giới thiệu chung
Sự hình thành và phát triển
Cơ cấu tổ chức
Danh sách đại biểu HĐND tỉnh Quảng Trị
Đại biểu HĐND tỉnh khóa VIII, nhiệm kỳ 2021-2026
Đại biểu HĐND tỉnh khoá VII, nhiệm kỳ 2016-2021
Đại biểu HĐND tỉnh khoá VI, nhiệm kỳ 2011-2016
Đại biểu HĐND tỉnh khóa V, nhiệm kỳ 2004-2009, kéo dài 2011
Đại biểu HĐND tỉnh khóa IV, nhiệm kỳ 1999-2004
Đại biểu HĐND tỉnh khóa III, nhiệm kỳ 1994-1999
Đại biểu HĐND tỉnh khóa II, nhiệm kỳ 1989-1994
Đại biểu HĐND tỉnh khóa I (bầu từ Bình Trị Thiên chuyển ra)
Thường trực HĐND tỉnh
Thường trực HĐND tỉnh Quảng Trị khóa VIII
Thường trực HĐND tỉnh Quảng Trị khóa VII
Ban Kinh tế - Ngân sách
Ban Kinh tế - Ngân sách khóa VIII
Ban Kinh tế - Ngân sách khóa VII
Ban Văn hóa - Xã hội
Ban Văn hóa - Xã hội khóa VIII
Ban Văn hóa - Xã hội khóa VII
Ban Pháp chế
Ban Pháp chế khóa VIII, nhiệm kỳ 2021-2026
Ban Pháp chế khóa VII, nhiệm kỳ 2016 -2021
Ban Dân tộc
Ban Dân tộc khóa I
Ban Dân tộc khóa II
Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh
Phòng Hành chính - Tổ chức - Quản trị
Phòng Công tác HĐND
Phòng Thông tin - Công tác đại biểu
Phòng Công tác ĐBQH
Danh sách các Tổ đại biểu
Tin Tức
Tin tức sự kiện
Hoạt động HĐND và Thường trực HĐND
Hoạt động Ban Kinh tế - Ngân sách
Hoạt động Ban Văn hóa - Xã hội
Hoạt động Ban Pháp chế
Hoạt động Ban Dân tộc
Hoạt động Văn phòng HĐND tỉnh
Hoạt động HĐND cơ sở
Văn bản
Văn bản nội bộ
Văn bản gửi đại biểu
Kết luận giám sát
Văn bản chung
Kỳ họp HĐND tỉnh
Tài liệu tiếp xúc cử tri
Tài liệu phục vụ kỳ họp
Khóa VIII
Khóa VII
Kỷ yếu các kỳ họp
Nghị quyết
Đại biểu - Cử tri
Tổng hợp đơn thư
Ý kiến cử tri
Văn hóa - Xã hội
Tài nguyên môi trường
Xây dựng - Giao thông
Nông nghiệp - Nông thôn
An ninh trật tự
Phiên họp thường trực
Tài liệu phiên họp
Kết luận phiên họp
Nghiên cứu trao đổi
Video - Hình ảnh
Videos
Hình ảnh
Chủ nhật, 13/10/2024, 15:38
ĐẨY MẠNH HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH!
Đăng nhập site
Sơ đồ cổng
Lịch làm việc
Liên hệ
Quản trị site
Trang nhất
Nghiên cứu trao đổi
Nhìn lại một nhiệm kỳ nhiều thành công thành công và những trăn trở
Thứ năm - 18/11/2021 00:12
1.069
0
Trong thời điểm toàn Đảng toàn Quân toàn Dân ta tiến hànhcuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp và đang kiện toàn bộ máy nhà nước và chính quyền địa phương có đủ uy tín và năng lực để hiện thực hóa đường lối do Đại hội XII của đảng vạch ra. Nhìn lại quá trình hoạt động của HĐND các cấp theo quy định của pháp luật về chính quyền địa phương, chúng ta nhận thấy rõ HĐND từng bước thể hiện tinh thần chủ động, chuyên nghiệp, hiệu quả. Đồng thời vẫn còn nhiều suy tư trăn trở cho chặng đường tiếp theo.
Thường trực HĐND tỉnh Quảng Trị Hội đàm trao đổi kinh nghiệm với HĐND 02 tỉnh Savannakhet và Salavan nước CHDCND Lào
Tinh thần chủ động “nhập Thế”
Tôi nhận thấy HĐND các cấp qua các nhiệm kỳ tuy có những khó khăn nhưng cùng với quá trình đổi mới thể chế, vị trí vai trò của HĐND các cấp ngày một nâng cao, hiệu quả và hiệu lực hoạt động của HĐND ngày càng tiến bộ, không ngừng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, QPAN của địa phương, được nhân dân và cử tri ghi nhận, nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Nhiệm kỳ này, với tinh thần của Hiến pháp 2013 và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương 2015, các quy định mới của Đảng và pháp luật nhà nước. HĐND các cấp đã được quan tâm kiện toàn, tăng thêm về số lượng đại biểu làm việc chuyên trách và có vị trí cơ cấu cứng trong cấp ủy, BTV; trụ sở làm việc và cơ sở vật chất của HĐND nhiều nơi được đầu tư đồng bộ, hợp lý; đội ngũ cán bộ chuyên viên có kiến thức và kinh nghiệm, nhiều đồng chí rất tâm huyết, có khát vọng đổi mới nâng cao năng lực hoạt động làm cho HĐND ngày càng có thực quyền, hoạt động thường xuyên, không còn tâm lý “xuân thu nhị kỳ” như trước mà luôn chủ động tổ chức các kỳ họp và các hoạt động theo tinh thần “nhập thế” đáp ứng yêu cầu công tác lãnh đạo, quản lý của địa phương vì sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương và đất nước.
HĐND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2016 - 2021 lần đầu tiên áp dụng "kỳ họp không giấy"
Những điểm nhấn nổi bật.
Ngay từ đầu nhiệm kỳ, HĐND đã chủ động ban hành quy chế làm việc, chương trình công tác toàn khóa và hàng năm, phối hợp với UBND, UBMTTQ, các ban HĐND và đại biểu HĐND đưa ra và thường xuyên bổ sung điều chỉnh kế hoạch ban hành VBQPPL, các sáng kiến chính sách địa phương làm cơ sở để UBND và các cơ quan chức năng tham mưu trình HĐND quyết định. Chất lượng các dự thảo VBQPPL và chính sách địa phương trình HĐND ngày càng có chất lượng, sát yêu cầu cuộc sống và tiết kiệm tối đa nguồn chi ngân sách. Trong nhiệm kỳ qua HĐND các tỉnh đã tiến hành tổ chức số kỳ họp tăng lên bình quân gần gấp đôi so với nhiệm kỳ trước. Bên cạnh việc quyết định Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm và nhiệm vụ phát triển triển KTXH hàng năm, quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương. HĐND đã tổ chức nhiều kỳ họp chuyên đề để xem xét quyết định cơ chế, chính sách phù hợp với từng địa phương nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế trong đó có những cơ chế chính sách mang tính đột phá nhằm cải hiện môi trường đầu tư, thu hút đầu tư, hỗ trợ phát triển Công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, xây dựng nông thôn mới, ứng khuyến khích liên kết sản xuất làm cho diện mạo nền kinh tế nhiều tỉnh thành phố có bước phát triển mạnh mẽ, bộ mặt nông thôn, đô thị sạch đẹp văn minh. Văn hóa xã hội được chăm lo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, người nghèo, hộ nghèo, gia đình chính sách được chăm lo. Tình hình an ninh chính trị và trật tự xã hội ở mọi miền đất nước được bảo đảm. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện, an vui. Trước thử thách nghiêm trọng của thiên tai, và những đợt sóng to bão lớn của đại dịch covid, đã làm phát lộ truyền thống văn hóa, dòng dõi con lạc cháu hồng, tương thân tương ái đùm bọc, chở che, là cơ sở dữ liệu chứng minh cho sức mạnh Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.
Nhiệm kỳ 2016- 2021, HĐND các cấp đã thực hành vị trí vai trò của cơ quan dân cử theo tinh thần hiến pháp và pháp luật một cách thực quyền, đặc biệt là trong việc quản lý
sử dụng nguồn vốn đầu tư XDCB theo quy định của Luật đầu tư công 2014, phân cấp cho HĐND các cấp quyết định chủ trương đầu tư, quyết định quản lý, phân cấp, sử dụng ngân sách, quản lý sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản, quản lý sử dụng, chuyển đổi đất…thật sự đã tạo ra sự chuyển biến về chất, chấm dứt tình trạng chạy dự án, chạy vốn thông qua “dự án ma” hoặc khai phóng quy mô dự án để giành vốn, đẩy nợ đọng XDCB các tỉnh và quốc gia lên cao. Làm cho nền kinh tế phát triển lành mạnh và từng bước đi vào hiệu quả. Việc thực hiện quy định của pháp luật về quyết định chủ trương đầu tư và thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, mục đích sử dụng rừng làm cho các kỳ họp HĐND tăng lên nhưng không vì vậy mà HĐND không đáp ứng được yêu cầu tổ chức các kỳ họp một cách thường xuyên để giải quyết, mà thực tế HĐND đã thực hiện tốt chức năng quyết định và giám sát những vấn đề quan trọng của địa phương. Nhờ số kỳ họp tăng lên tạo điều kiện để đạ biểu HĐND chuyển tải ý kiến nguyện vọng của cử tri tại kỳ họp. thời gian yêu cầu giải trình và chất vấn tăng lên thường xuyên hơn, hiệu quả hơn, sự hài lòng và gần gũi của người dân với chính quyền tăng lên.
Việc đổi mới thể chế, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước của Chính phủ, bảo đảm quản lý có hiệu quả các cân đối vĩ mô từ trung ương và việc chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về quản lý đầu tư, ngân sách và các nguồn lực đã cho phép nhiều địa phương nhất là các tỉnh có thu nhập thấp, dành nguồn lực cho đầu tư phát triển vùng sâu vùng xa, cho cơ sở hạ tầng, y tế giáo dục, xã hội, tạo điều kiện cho việc phát triển bền vững. Như ở Quảng Trị: HĐND
tỉnh đã ban hành nhiều nghị quyết nhằm hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, làm giấy CN QSD, hỗ trợ kinh phí san nền làm nhà ở, hỗ trợ các xã, thôn bản vùng đặc biệt khó khăn; ban hành cơ chế chính sách ưu tiên đầu tư nguồn vốn địa phương ngoài chương trình Quốc gia giảm nghèo bền vững và hỗ trợ có mục tiêu. Xóa phòng học tạm, phòng học mượn, hỗ trợ cô nuôi ở các trường mần non công lập, chính sách đào tạo cán bộ, miễn giảm học phí, viện phí, hỗ trợ cho VĐV, huấn luyện viên đạt thành tích cao; chính sách khuyến học khuyến tài, khen thưởng cho học sinh và giáo viên đạt giải cao trong các cuộc thi Quốc gia, Quốc tế chế độ cho cán bộ không chuyên trách dôi dư, thôi việc, tiếp tục hỗ trợ hội thẩm TAND, hỗ trợ lực lượng PCCC, phòng chống ma túy, diễn tập, xây dựng khu vực phòng thủ …thể hiện tính cân dối hài hòa trong việc phân phối nguồn lực địa phương cho tất cả các mục tiêu phát triển.
HĐND các cấp đã triển khai đồng bộ tất cả các hình thức giám sát. Giám sát tại kỳ họp để nghe và thẩm tra các báo cáo, đề án, chính sách; chất vấn để làm rõ các nội dung và bỏ phiếu để quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền của HĐND. Trong giám sát chuyên đề đặc biệt quan tâm giám sát về quản lý sử dụng nguồn vốn đầu tư XDCB, năng lực chủ đầu tư, năng lực nhà thầu, quản lý sử dụng ngân sách, quản lý sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản. Công tác tiếp công dân, TXCT cũng đã được HĐND, thường trực HĐND và các tổ đại biểu HĐND thực hiện theo Quy chế tiếp công dân của tỉnh và của HĐND tỉnh. Điểm nổi bật là Thường trực HĐND, các ban HĐND đã tổ chức nhiều cuộc chất vấn, đối thoại giữa các cơ quan chức năng với người dân và cơ quan dân cử, đại biểu dân cử ở nhiều cấp độ, phạm vi và đối tượng khác nhau tại địa phương, cơ sở và tại trụ sở HĐND nhằm làm sáng tỏ các kiến nghị kéo dài của người dân để cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết dứt điểm. Nhờ vậy các vụ việc khiếu nại, kiến nghị kéo dài đã giảm hẵn, không còn vụ việc khiếu kiện đông người như nhiệm kỳ trước.
Hoàn thiện cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ thông tin, tổ chức “kỳ họp không giấy” cũng là một thành công trong nhiệm kỳ của HĐND một số tỉnh, giúp cho đại biểu chủ động và thận lợi trong việc tiếp cận thông tin kỳ họp và giữa 2 kỳ họp, thuận lợi trong đăng ký thảo luận, chất vấn và bảo đảm quyền độc lập bấm nút thông qua các quyết nghị của HĐND. Bảo đảm CSVC để triển khai các kỳ họp, phiên họp trực tuyến trong điều kiện bị dịch Covid – 19 phải cách li xã hội, bảo đảm hoạt động của HĐND không bị gián đoạn.
Nhiệm kỳ 2011-2016 là nhiệm kỳ khôi phục thiết chế HĐND ở 10 tỉnh thành phố làm thì điểm bỏ HĐND ở Quận, huyện, phường, khôi phục quyền dân chủ cao nhất của người dân là được cầm lá phiếu bầu trực tiếp bầu ra Quốc hội, HĐND và ủy quyền cho họ cầm lá phiếu tổ chức ra Nhà nước. Làm cho việc thực hiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước theo nguyên tắc “ Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp” đi vào nề nếp, hiệu quả, người dân và cử tri có nhiều tiếng nói và quyền giám sát thông qua hoạt động của HĐND là cơ quan có đủ thực quyền để quyết định và giám sát, tín nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh do HĐND bầu, làm cho những thành viên của chính quyền địa phương phải có ý thức rèn luyện phẩm giá để thực thi nhiệm vụ và phục vụ nhân dân phục vụ nhân dân chứ không phải chạy bổ nhiệm, thoát khỏi cơ chế giám sát của dân.
Còn đây những suy tư, trăn trở
5 năm một nhiệm kỳ khép lại, bên cạnh những mặt tích cực và hiệu quả chứng minh HĐND đã hoạt động trên tin thần
nhập thế, đổi mới, chuyên nghiệp, hiệu quả
thì vẫn còn không ít suy tư trăn trở khi có những quyết định, nghị quyết của HĐND đã chậm hoặc không đi vào cuộc sống, có những nghị quyết và quyết định đúng đắn nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền tổ chức thực hiện quyết liệt, hoặc vì nhiều lý do mà không tổ chức thực hiện. Nhiều vấn đề quốc kế dân sinh, ý kiến của người dân rất đúng đắn, hợp lý mà vẫn chưa được xem xét giải quyết thấu đáo. Nguyên nhân thì có nhiều, một phần do khả năng nguồn lực của các địa phương còn hạn chế, nhất là các tỉnh còn nghèo, chưa cân đối được ngân sách, một phần do công tác phân tích dự báo và tham mưu thiếu kịp thời, có phần do đại biểu sau khi trúng cử ít gắn bó mật thiết với dân, ít lắng nghe, trăn trở, nghiên cứu đề xuất hoặc ngại va chạm thậm chí vì lợi ích nhóm, và vì vậy trong chừng mực nào đó HĐND các cấp nhất là cấp tỉnh cũng chưa làm tròn trách nhiệm của mình trước cử tri khi thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của mình. Đó cũng là trăn trở, món nợ và lòng trắc ẩn của chúng tôi khi còn là đại biểu dân cử.
Thường trực HĐND tỉnh Quảng Trị làm việc với Đoàn công tác của đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch UBTWMTTQVN
Trung tâm quyền lực của cấp chính quyền địa phương
Chuẩn bị bước vào nhiệm kỳ mới, để HĐND các cấp hoạt động ngày càng hiệu lực hiệu quả,
trước hết,
với tinh thần và thái độ nhận thức sâu sắc vai trò của nhân dân trong lịch sử dân tộc, tinh thần Đại hội XIII là phải thực hành bài học lấy dân làm gốc, cần làm cho toàn dân phấn chấn, tin tưởng, sáng tạo và làm chủ trực tiếp, thực sự trong cuộc bầu cử Quốc hội khóa XV và bầu cử HĐND các cấp lần này. Làm sao phát huy cao nhất vai trò sát hạch của người dân với các ứng cử viên để giúp cho tổ chức chọn được những người thực sự có tâm, có tài để vào cơ quan “cầm cân nẩy mực”.
Thứ hai,
trên cơ sở những kết quả kinh nghiệm và bài học rút ra của nhiệm kỳ 2016-2021. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần nghiên cứu, tham mưu, hình thành cơ chế giám sát thi hành hiến pháp hoặc tòa án hiến pháp mà những năm qua đã nhiều lần đưa ra thảo luận để bảo đảm rằng hiến pháp là tối thượng, cơ quan thi hành hiến pháp không có thẩm quyền sửa hiến pháp theo ý và lợi cho mình. Đơn cử như Hiến pháp 2013 trước khi QH thông qua, UBTVQH đã in trên 12 triệu bản dự thảo hiến pháp gửi đến trên 12 triệu hộ gia đình lấy ý kiến trực tiếp, nó có giá trị như một cuộc trưng cầu ý dân, để ghi vào hiến pháp một câu “Cấp chính quyền địa phương bao gồm HĐND và UBND được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt …(khoản 2 điều 111)”. Tuy nhiên đến nay khi thí điểm tổ chức chính quyền đô thị cơ quan chức năng chỉ lấy phần sau khoản 2 của điều 111 là “…tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt để nhằm tạo ra cấp chính quyền địa phương không bao gồm HĐND và UBND, bỏ qua nguyên tắc hiến định. Thiết nghĩ đây là vấn đề rất hệ trọng mà Quốc hội khóa mới cần quan tâm.
Thứ ba:
Nhiều vấn đề Quốc gia đại sự nhưng do HĐND các cấp thực hiện hoặc thông qua để trình cơ quan có thẩm quyền quyết định, như việc sáp nhập xã phường, thôn bản khu phố với mục đích là tin giám biên chế và ngân sách có liên quan đến các nghị quyết của UBTVQH quy định tiêu chí vè diện tích và dân số làm căn cứ, nhưng căn cứ đó từ đâu ra, yếu tố lịch sử, văn hóa, truyền thống cách mạng và hiệu quả quản lý dựa trên nền văn hóa Việt nam đã chưa chú ý đúng mức. cho nên cuối cùng nhiều nơi sau sáp nhập không quản lý có hiệu quả, không phát huy được đoàn kết, (trụ sở phải chia ra nhiều bộ phận ở nhiều nơi, không giảm chi ngân sách…) thiết nghĩ Quốc hội cần lắng nghe và mở rộng dân chủ, tổng kết đánh giá kỷ lưỡng trước khi đưa ra những chủ trương quan trọng và hệ trọng của đất nước.
Cuộc bầu cử nhiệm kỳ mới sắp bắt đầu, và những người đủ số phiếu sẽ đắc cử và trở thành đại biểu nhân dân. Trong đó theo sự phân công của tổ chức và tín nhiệm của đại biểu nhiều vị trở thành những người lãnh đạo của chính quyền địa phương, là lãnh đạo HĐND, UBND, các thành viên Thường trực HĐND, UBND các cấp nhiệm kỳ mới. Đứng trước thời cơ, thách thức và vận hội mới của đất nước trên cơ sở đường lối chính trị của đại hội XIII, chúng ta tin tưởng và kỳ vọng những đại biểu QH và HĐND nhiệm kỳ mới sẽ nổ lực phấn đấu, gần dân, luôn lắng nghe và đổi mới sáng tạo, việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, vì sự nghiệp chung và hạnh phúc của nhân dân để cống hiến, trưởng thành. Cùng với đó các cấp ủy Đảng và hệ thống chính trị cần nhìn nhận, tôn trọng và tạo điều kiện để HĐND các cấp có nguồn nhân lực có chất lượng và vị thế chính trị phù hợp, có đủ thẩm quyền và phải là vị trí trung tâm của quyền lực chính trị c ủa cấp chính quyền địa phương, có bản lĩnh và chuyên nghiệp, đủ tâm, đủ tầm để thực hiện nhiệm vụ quyền hạn theo đúng quy định của pháp luật. Thật sự đại diện cho ý chí nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân địa phương!
Bài, ảnh: Nguyễn Đức Dũng
Nguyên Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Quảng Trị khóa VII
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tweet
Ý kiến bạn đọc
Sắp xếp theo bình luận mới
Sắp xếp theo bình luận cũ
Sắp xếp theo số lượt thích
Bạn cần đăng nhập với tư cách là
Thành viên chính thức
để có thể bình luận
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động chất vấn tại kỳ họp của HĐND tỉnh
(08/05/2022)
Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong trường học
(10/05/2022)
Quảng Trị ban hành nghị quyết quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương để thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia
(27/06/2022)
Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân
(04/07/2022)
Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
(20/04/2022)
Hiệu quả Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2025”
(19/03/2022)
Thúc đẩy văn hóa phục vụ nhân dân
(20/12/2021)
Tinh hoa hội tụ sức mạnh toàn dân, lực đẩy đi tới thành công
(20/02/2022)
Kết quả trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, giai đoạn 2016-2021
(16/03/2022)
Sáng kiến Dân Chấm Điểm, động lực cải thiện sự hài lòng của người dân ở Quảng Trị
(01/12/2021)
Phát biểu của đại biểu Quốc hội Hoàng Đức Thắng tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV
(11/11/2021)
Yêu cầu cần thiết quản lý giáo dục
(14/09/2021)
Khi niềm tin bất diệt
(07/09/2021)
Kỳ họp thứ nhất - khởi đầu tốt đẹp của nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV
(10/08/2021)
Phát triển “cánh đồng điện gió” gắn với bảo vệ môi trường
(09/08/2021)
Tháng 7 tri ân - đôi điều suy ngẫm về không gian tưởng niệm tại các Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia
(26/07/2021)
Đạo đức thân dân, phong cách gần dân - Tiêu chí hàng đầu của Đại biểu Dân cử
(10/07/2021)
Nhiệm kỳ 2016-2021, nhiều chính sách trên lĩnh vực kinh tế được ban hành
(13/04/2021)
Nhân dân cần người đại biểu có tâm, trí tuệ và có bản lĩnh để thực hiện nhiệm vụ người đại diện cho mình.
(18/03/2021)
Hoạt động thẩm tra là hình thức giám sát của các Ban HĐND được thực hiện đảm bảo đúng quy trình, từng bước đổi mới theo hướng chuyên sâu vào từng nội dung, lĩnh vực.
(28/02/2021)
Danh mục Tin tức
Các dự án
Liên kết
Thăm dò ý kiến
Dự án Dân chấm điểm M-Score mang lại lợi ích gì?
Đánh giá chất lượng thực hiện thủ tục hành chính một cách khách quan
Nguồn thông tin quan trọng để HĐND giám sát việc thực hiện công tác cải cách hành chính
UBND các cấp, các cơ quan chức năng đánh giá một cách khách quan, toàn diện kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính, cũng như chất lượng dịch vụ của cơ quan, đơn vị mình
Tất cả các ý kiến trên
Thống kê lượt truy cập
Đang truy cập
26
Hôm nay
7,262
Tháng hiện tại
205,186
Tổng lượt truy cập
9,604,010
Bạn đã không sử dụng Site,
Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập
. Thời gian chờ:
60
giây