Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động Thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

Thứ tư - 04/01/2023 04:01 634 0

Hoạt động Thi hành án dân sự (THADS) được xem là khâu cuối của quá trình tố tụng, giai đoạn kế tiếp sau xét xử nhằm hiện thực hóa những phán quyết của Tòa án; có vai trò, ý nghĩa trong thực thi công lý, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức; khơi thông nguồn lực tài chính, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, ổn định và phát triển.

image003 2
Năm 2022, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức giám sát chuyên đề về tình hình và kết quả công tác THADS ở địa phương. Qua giám sát cho thấy: Trong những năm qua, Cục THADS tỉnh và các đơn vị trực thuộc đã quán triệt, thực hiện nghiêm túc các kết luận, chỉ thị của Đảng và pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên về công tác THADS, hành chính. Chủ động tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác THADS, hành chính; xây dựng các giải pháp khắc phục, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ THADS trên địa bàn tỉnhHàng năm, Cục đã xây dựng kế hoạch công tác trình UBND tỉnh cho ý kiến, Tổng cục THADS phê duyệt; chỉ đạo, hướng dẫnphê duyệt kế hoạch công tác của các đơn vị trực thuộc.
Định kỳ tổ chức kiểm tra, tự kiểm tra công tác nội bộ nhằm kịp thời phát hiện, khắc phục những sai sót và phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm pháp luật trong THADS. Cục và các Chi cục đã kịp thời giúp UBND cùng cấp củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo THADS; ban hành quy chế làm việc, phân công nhiệm vụ các thành viên; thống nhất quan điểm giải quyết các việc, án khó khăn, phức tạp, kéo dài trên địa bàn tỉnh. Kết quả THADS về việc và tiền có điều kiện thi hành trong năm 20212022 có chuyển biến tích cực, đạt và vượt chỉ tiêu trên giao.
 
image001 5
Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh làm việc với Chi cục THADS thành phố Đông Hà
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động THADS trên địa bàn tỉnh vẫn còn những hạn chế, khó khăn:
- Thứ nhất, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về THADS, hành chính chưa được thường xuyên, sâu rộng. Hình thức tuyên truyền, giáo dục pháp luật chủ yếu lồng ghép thông qua các hoạt động THADS; chưa có cơ chế chủ động phối hợp với cơ quan, tổ chức ở địa phương để triển khai đồng bộ, có hiệu quả.
- Thứ hai, chỉ tiêu biên chế ở Chi cục có nơi còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu công việc được giao; một số chức danh lãnh đạo Chi cục chưa được bổ sung kịp thời, còn nhiều vị trí công tác phải kiêm nhiệm; trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực, kỹ năng, kinh nghiệm, ý thức trách nhiệm của một số chấp hành viên, cán bộ, công chức chưa cao, còn tâm lý ngại va chạm.
- Thứ ba, kinh phí phục vụ hoạt động THADS ở địa phương còn khó khăn, chưa đáp ứng yêu cầu công tác THADS trên đai bàn. Cơ sở vật chất, trụ sở làm việc, kho vật chứng, diện tích khuôn viên trụ sở ở nhiều nơi còn thiếu, chưa đạt chuẩn theo quy định. 
- Thứ, trong chỉ đạo, điều hành giải quyết các án có giá trị lớn, trọng điểm, phức tạp còn lúng túng; một số vụ việc có điều kiện nhưng tổ chức thi hành án chưa dứt điểm. Công tác phối hợp hoạt động giữa các cơ quan, đơn vị liên quan trong thi hành án về việc có lúc chưa kịp thời. Ban chỉ đạo THADS ở một số địa phương chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm trong chỉ đạo, tổ chức phối hợp THA trên địa bàn.
- Thứ năm, kết quả THADS về tiền có điều kiện chưa thi hành xong còn nhiều, số tiền chuyển kỳ sau, năm sau cao hơn năm trước. Khoản nợ của các tổ chức tín dụng phải thi hành số tiền lớn, trong khi việc xác minh, xử lý tài sản thế chấp và nợ tín chấp còn khó khăn. Một số vụ việc có giá trị lớn nhưng thu hồi số tiền ít; các vụ việc trọng điểm, phức tạp, kéo dài có điều kiện nhưng chưa thi hành xong
 
image005
Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh làm việc với Chi cục THADS huyện Vĩnh Linh
 
Để khắc phục những hạn chế, khó khăn đã được nêu ra sau giám sát, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động THADS ở địa phương thời gian tới, Thường trực HĐND tỉnh đã kiến nghị các cấp, các ngành một số nội dung như sau:
Đối với Bộ Tư pháp, Tổng Cục Thi hành án dân sự:
(i) Xem xét cần đề xuất với Chính phủ tổ chức rà soát tổng thể hệ thống văn bản quy phạm pháp luật THADS, THAHC và tố tụng hành chính; tổng kết, đánh giá thực hiện Luật THADS năm 2008, Luật Tố tụng hành chính năm 2015 và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan; có kế hoạch, chương trình, đề án, dự án hoàn thiện Luật THADS, Luật Tố tụng hành chính và ban hành Luật THAHC; đồng thời xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.
Cần thay thế, sửa đổi, bổ sung Quyết định số 61/2014/QĐ-TTg ngày 30/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục THADS trực thuộc Bộ Tư pháp đảm bảo yêu cầu và đúng quy định. Sắp xếp lại cơ cấu tổ chức của cơ quan THADS ở địa phương theo hướng sáp nhập những đơn vị có số việc và tiền thi hành án ít, giảm cồng kềnh và chi phí; phân bổ tăng biên chế bổ sung đủ cơ cấu vị trí chức danh, vị trí việc làm, ưu tiên các đơn vị có số việc và tiền thi hành án nhiều đã cắt giảm biên chế.
(ii) Quan tâm tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ chấp hành viên, cán bộ, công chức THADS để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực, kỹ năng, giảm thiểu sai sót trong thực thi công vụ, đặc biệt trong bối cảnh pháp luật THADS đã bộc lộ nhiều vấn đề còn vướng mắc, bất cập và thường xuyên phải sửa đổi, bổ sung.
(iii) Cần triển khai xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử chuyển giao các bản án, quyết định, tài liệu, giấy tờ giữa cơ quan TAND, VKSND, THADS và cơ quan, đơn vị chức năng liên quan trong THADS, hành chính. Đảm bảo công tác phối hợp thuận tiện, thông suốt trong các khâu của hoạt động tố tụng, nhất là sau giai đoạn xét xử và tổ chức THADS; giảm các việc truyền thống, chi phí tốn kém và các thủ tục hành chính, giấy tờ rườm rà. Cần triển khai cải tiến phần mềm Quản lý quá trình thụ lý, tổ chức thi hành án và báo cáo thống kê THADS để phát huy tối đa hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng quản lý, điều hành, thống kê trong công tác THADS.
(iv) Quan tâm bố trí kinh phí cho các cơ quan THADS trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đầu tư xây dựng kịp thời các trụ sở làm việc chưa đạt chuẩn, kho vật chứng còn thiếu; bảo trì, sửa chữa trụ sở Cục và một số Chi cục.
Đối với Hội đồng nhân dân tỉnh:
(i) Cần ban hành Nghị quyết “Quy định một số chính sách hỗ trợ hoạt động THADS trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, giai đoạn 2023 - 2026”. Đây là chính sách đối với một số hoạt động đặc thù của cơ quan, đơn vị chức năng liên quan trong công tác THADS, phục vụ các nhiệm vụ chính trị của địa phương.
(ii) Nội dung chính sách hỗ trợ hoạt động THADS phải phù hợp quy định của Luật THADS năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014, 2022), Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản liên quan và theo yêu cầu của thực tiễn địa phương; đảm bảo nguồn lực thực hiện có hiệu quả trên cơ sở cân đối từ ngân sách tỉnh.
Đối với Uỷ ban nhân dân tỉnh:
(i) Tiếp tục chỉ đạo các cấp, các ngành tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về THADS, hành chính sâu rộng hơn trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các tầng lớp Nhân dân. Bên cạnh các hình thức tuyên truyền, giáo dục pháp luật chủ yếu do cơ quan THADS thực hiện, có quy định cơ chế phối hợp chủ động của cơ quan, tổ chức ở địa phương trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật THADS, hành chính để triển khai đồng bộ, hiệu quả công tác THADS.
(ii) Chỉ đạo UBND các cấp chấp hành nghiêm túc các quyết định của TAND các cấp về các bản án đã tuyên có hiệu lực pháp luật trong việc huỷ quyết định hành chính, theo quy định của Nghị định số 71/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về quy định thời hạn, trình tự, thủ tục thi hành án hành chính và xử lý trách nhiệm đối với người không thi hành bản án, quyết định của Tòa án. Chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường có văn bản yêu cầu và hướng dẫn UBND cấp huyện, Văn phòng Đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện thủ tục đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người mua trúng tài sản đấu giá, trong trường hợp không thu hồi được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do người phải thi hành án không giao khi cơ quan thi hành án cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản là quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai và THADS.
(iii) Xây dựng hồ sơ dự thảo nghị quyết của HĐND tỉnh về việc “Quy định một số chính sách hỗ trợ hoạt động THADS trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, giai đoạn 2023 - 2026”, trình HĐND tỉnh xem xét, quyết định tại kỳ họp thứ 15, HĐND tỉnh khoá VIII (kỳ họp chuyên đề trong năm 2023).
Đối với cơ quan Thi hành án dân sự hai cấp:
(i) Tiếp tục thực hiện tốt công tác tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chính quyền cùng cấp thực hiện có hiệu quả các kết luận, chỉ thị của Đảng, pháp luật của nhà nước về tăng cường công tác THADS, hành chính ở địa phương.
(ii) Tham mưu, giúp Chủ tịch UBND cùng cấp kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo THADS; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác phối hợp; tổ chức cưỡng chế kịp thời các loại án có giá trị lớn, trọng điểm, phức tạp; thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc hoạt động của Ban chỉ đạo THADS cấp huyện; kịp thời khắc phục những sai sót trong công tác chuyên môn nghiệp vụ, phát hiện, phòng ngừa những khuyết điểm và vi phạm pháp luật trong THADS trên địa bàn.
Bài, Ảnh: Lê Thanh Hải

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết
Thăm dò ý kiến

Dự án Dân chấm điểm M-Score mang lại lợi ích gì?

Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập185
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm184
  • Hôm nay25,265
  • Tháng hiện tại397,039
  • Tổng lượt truy cập7,358,884
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây