Một số yêu cầu nhằm góp phần nâng cao chất lượng thảo luận tại kỳ họp của HĐND

Thứ ba - 25/04/2023 08:22 1.180 0
Thảo luận là một trong những hoạt động chủ yếu của đại biểu HĐND tại mỗi kỳ họp, có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng, quyết định những vấn đề cần thông qua tại kỳ họp khi vấn đề được làm rõ, giúp đại biểu có đầy đủ cơ sở để biểu quyết.
Một số yêu cầu nhằm góp phần nâng cao chất lượng thảo luận  tại kỳ họp của HĐND
Phát biểu thảo luận của đại biểu tại kỳ họp cũng chính là đại biểu thể hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo luật định và thực hiện trách nhiệm đối với cử tri. Do đó, việc thực hiện có hiệu quả hoạt động thảo luận tại kỳ họp sẽ góp phần làm nên thành công của kỳ họp, mà mục đích cao nhất là các nghị quyết của HĐND được ban hành có chất lượng. Từ thực tiễn hoạt động của HĐND các cấp trong thời gian qua có thể nêu lên một số yêu cầu nhằm góp phần nâng cao chất lượng thảo luận tại kỳ họp Hội đồng nhân dân như sau:
Thứ nhất, đối với việc chuẩn bị, lựa chọn nội dung thảo luận
Tại mỗi kỳ họp Hội đồng nhân dân, có rất nhiều nội dung quan trọng trên tất cả các lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội cần được trao đổi, thảo luận làm rõ trước khi đại biểu HĐND biểu quyết thông qua nghị quyết. Nhiệm vụ của mỗi đại biểu là phải dành thời gian nghiên cứu, xem xét, thảo luận và cùng quyết định về tất cả những nội dung đó. Trên thực tế không phải đại biểu nào cũng có thể nắm bắt nhanh, am hiểu sâu rộng đối với tất cả các vấn đề sẽ trình ra kỳ họp. Do đó, việc đầu tiên là Thường trực Hội đồng nhân dân cần phải thường xuyên chỉ đạo, định hướng, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến tình hình phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng - an ninh, các chủ trương, định hướng lớn của Trung ương, địa phương đến đại biểu; xây dựng và ban hành kế hoạch thảo luận tại Tổ đại biểu, đồng thời chuẩn bị trước nội dung gợi ý thảo luận gửi đến Tổ trưởng và các thành viên Tổ đại biểu cùng với các tài liệu liên quan để đại biểu có thời gian nghiên cứu. Thường trực Hội đồng nhân dân giao nhiệm vụ cho Tổ trưởng các Tổ đại biểu thực hiện việc phân công đại biểu nghiên cứu các nội dung để tham gia thảo luận tại kỳ họp. Ngoài ra, Thường trực Hội đồng nhân dân gửi phiếu đăng ký thảo luận tại hội trường để đại biểu đăng ký và giao bộ phận văn phòng giúp việc tổng hợp gửi đến Chủ tọa kỳ họp để Chủ tọa kỳ họp lựa chọn vấn đề đưa ra thảo luận.
Trên cơ sở các thông tin căn bản do Thường trực Hội đồng nhân dân cung cấp, kết hợp với kinh nghiệm của bản thân và những vấn đề phát sinh tại nơi ứng cử để đại biểu lựa chọn, xác định vấn đề mình sẽ ưu tiên tham gia thảo luận. Thông thường vấn đề đại biểu lựa chọn là những vấn đề đang “nóng”, được cử tri và người dân quan tâm, nhất là những vấn đề có phạm vi ảnh hưởng rộng đến đời sống kinh tế - xã hội tại địa phương hoặc những vấn đề có nhiều ý kiến, nhiều giải pháp xữ lý khác nhau.
Thứ hai, linh hoạt trong công tác điều hành phiên thảo luận tại Tổ và kỳ họp
Thời gian thảo luận tại kỳ họp (bao gồm thảo luận tại Tổ và hội trường) thường chiếm nhiều thời gian của kỳ họp. Cả hai hình thức thảo luận trên đều là cơ hội để đại biểu tham gia ý kiến vào nội dung của kỳ họp, làm rõ vấn đề đặt ra, hoàn thiện thêm nội dung các báo cáo, dự thảo nghị quyết trình kỳ họp. Trong phiên thảo luận tại Tổ đại biểu, trên cơ sở nội dung định hướng thảo luận của Thường trực Hội đồng nhân dân, Tổ trưởng cần điều hành linh hoạt, gợi mở, kết luận vấn đề rõ ràng để thư ký dễ ghi chép vào biên bản. Quá trình điều hành thảo luận tại Tổ, Tổ trưởng cần gợi mở vấn đề và dành nhiều thời gian cho đại biểu Hội đồng nhân dân tham gia phát biểu, nếu còn thời gian thì mời các ngành, địa phương tham gia ý kiến đối với các nội dung trình kỳ họp (có thể Tổ chức hội nghị tại địa phương nơi đại biểu ứng cử). Sau phiên thảo luận Tổ, thư ký các Tổ tổng hợp nhanh các ý kiến tham gia của đại biểu báo cáo Thường trực HĐND để gửi đến UBND đề nghị giải trình, làm rõ tại phiên họp thảo luận, chất vấn của kỳ họp.

 
img 0107


Đối với việc điều hành phiên thảo luận tại hội trường: Bên cạnh nội dung đại biểu đăng ký thảo luận tại hội trường, trên cơ sở giải trình của UBND cùng cấp đối với nội dung thảo luận tại Tổ, Chủ tọa kỳ họp xem xét kỹ các nội dung chưa thống nhất giữa báo cáo thẩm tra với nội dung trình của UBND để đưa ra thảo luận tại hội trường. Khi điều hành, Chủ tọa điều hành đảm bảo khoa học, linh hoạt, kịp thời hướng dẫn các đại biểu về nội dung, thời gian trình bày; theo bám nội dung thảo luận đến khi rõ vấn đề và kết luận vấn đề. Nói chung, Chủ tọa luôn giữ vai trò “nhạc trưởng” trong quá trình điều hành kỳ họp. Đó là sự khéo léo của Thường trực HĐND trong việc dẫn dắt kỳ họp đi đúng theo chương trình đã được thông qua tại phiên khai mạc; xữ lý các tình huống xảy ra một cách khoa học, khích lệ, động viên tinh thần trách nhiệm của đại biểu HĐND trên diễn đàn. Những “xung đột” trong thảo luận có chiều hướng gay gắt, Chủ tọa phải kịp thời định hướng quan điểm cho sự việc diễn ra theo chiều hướng tích cực; linh động truyền tải những nội dung quan trọng đã được chuẩn bị trước vào diễn biến của kỳ họp, biến những suy nghĩ của Chủ tọa thành suy nghĩ chung nhất của đại đa số đại biểu tham dự kỳ họp, nhằm phát huy trí tuệ tập thể của đại biểu vào việc quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương. Tất cả các vấn đề đó cần được xữ lý một cách uyển chuyển, tinh tế, thể hiện kỳ họp thực sự công khai, dân chủ, sôi nổi, những vấn đề quan trọng đều được đại biểu “tâm đồng, ý hợp” cùng bàn thảo và quyết định; đối với đại biểu đăng ký nhưng chưa được phát biểu thì Chủ tọa điều hành theo hướng yêu cầu đại biểu nghị gửi bằng văn bản để thư ký tổng hợp và đề nghị UBND, các cơ quan liên quan có trách nhiệm tiếp thu, giải trình và báo cáo cho HĐND, đại biểu HĐND trong kỳ họp gần nhất, có như vậy, các phiên thảo luận mới diễn ra sôi nổi, chất lượng, bảo đảm chương trình và đạt được hiệu quả như mong muốn.
Thứ ba, tăng cường tập huấn, bồi dưỡng kỷ năng cho đại biểu
Trên thực tế, không phải đại biểu nào cũng tự tin phát biểu tốt trước đám đông, nhất là các đại biểu mới tham gia hoạt động của HĐND. Để đạt được kết quả cao trong phiên thảo luận, Thường trực HĐND phải chú trọng đến việc mở các lớp tập huấn nghiệp vụ, kỷ năng hoạt động cho đại biểu HĐND các cấp, trong đó có kỷ năng thảo luận, tranh luận tại kỳ họp. Quan tâm tổ chức các lớp tập huấn về chính sách, pháp luật mới ban hành, bồi dưỡng về kỷ năng hoạt động của đại biểu trong thẩm tra, thảo luận, chất vấn; trang bị đầy đủ về cơ sở vật chất, phương tiện làm việc, nhất là các trang thiết bị công nghệ thông tin để đại biểu thực hiện tốt chức năng của mình. Thường trực HĐND tạo điều kiện và khuyến khích đại biểu trả lời phỏng vấn của các cơ quan báo chí, phát biểu quan điểm cá nhân về nội dung kỳ họp; tổ chức phát thanh, truyền hình trực tiếp các phiên thảo luận tại hội trường, kể cả các phiên họp chuyên đề có nhiều nội dung quan trọng có tác động lớn đến việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh của địa phương để Nhân dân theo dõi nội dung, diễn biến kỳ họp và giám sát hoạt động của đại biểu do mình bầu ra. Định kỳ tổ chức các hội nghị giao ban, trao đổi kinh nghiệm giữa HĐND các cấp trong và ngoài địa phương, tổ chức các hội thảo chuyên đề nhằm góp phần nâng cao kỷ năng, nghiệp vụ cho đại biểu HĐND, giúp họ thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu dân cử theo luật định.
Bài, ảnh: BBT
 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết
Thăm dò ý kiến

Dự án Dân chấm điểm M-Score mang lại lợi ích gì?

Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập32
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm31
  • Hôm nay5,804
  • Tháng hiện tại180,319
  • Tổng lượt truy cập9,133,399
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây