Ban Văn hóa - Xã hội giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 167/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của HĐND tỉnh tại huyện Đakrông

Thứ hai - 08/04/2024 08:08 339 0
Ngày 04/4/2024, Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND tỉnh tổ chức giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 167/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của HĐND tỉnh về đầu tư bảo tồn, tôn tạo, phát huy hệ thống di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2022 – 2025 tại UBND huyện Đakarông. Đồng chí Hồ Thị Thu Hằng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban VH -XH, HĐND tỉnh làm trưởng đoàn, tham gia đoàn giám sát có các thành viên Ban VH-XH, đại diện Ủy ban MTTQVN tỉnh, Sở Tài chính, Sở KH-ĐT, Văn phòng Đoàn Đại biểu QH&HĐND tỉnh.
 
 
vhxh 1
Đoàn khảo sát tại di tích lịch sử cấp tỉnh Cầu Rào Quán

Báo cáo tại buổi làm việc, đại diện lãnh đạo Phòng VHTT huyện Đakrông cho biết hiện nay huyện Đakrông hiện có 32 di tích đã được xếp hạng, trong đó: Di tích được xếp hạng cấp Quốc gia đặc biệt: 01 di tích (di tích Cầu Treo Đakrông - do UBND tỉnh quản lý theo Quyết định 2383QĐ-TTg ngày 09/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ); Di tích được xếp hạng cấp quốc gia: 02 di tích; Di tích được đặc cách xếp hạng cấp tỉnh: 29 di tích. Năm 2021 huyện đã hoàn thành cắm bia, biển cho 09 di tích; năm 2022 hoàn thành cắm bia biển cho 04 di tích gồm: “Địa điểm Pôồng A Nang”; “Đồi 400”; “Đồi Cà Lười”; “Địa điểm Trận pháo 202”. Từ năm 2022 đến nay huyện đã phối hợp với Trung tâm quản lý Di tích và Bảo tàng tình, UBND các xã, thị trấn và các đơn vị liên quan thu thập thông tin, lập hồ sơ khoa học 15/17 di tích, đạt 88,23% so với chỉ tiêu nghị quyết; hoàn thành hồ sơ Pháp lý (đã hoàn thành việc xác định không gian, phạm vi ảnh hưởng, đo vẽ, lập bản đồ) : 15/17 di tích, đạt 88,23% so với chỉ tiêu nghị quyết. Đa số Di tích lịch sử đã được xếp hạng cấp quốc gia, cấp tỉnh trên địa bàn huyện Đakrông hiện nay chỉ còn là phế tích, nằm ở vị trí cách xa trung tâm xã, huyện, có địa hình hiểm trở, theo thời gian đang đã dần mất hết dấu vết di tích nên việc xác định không gian, lãnh thổ, phạm vi của di tích để cắm mốc, khoanh vùng bảo vệ di tích gặp rất nhiều khó khăn và trở ngại. Nhân chứng lịch sử và những người am hiểu về các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn huyện hiện nay không còn nhiều, một số nhân chứng còn lại tuổi nay đã cao, già yếu đã ảnh hưởng nhiều đến quá trình thu thập thông tin để hoàn thiện hồ sơ khoa học, hồ sơ pháp lý của các di tích; các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn huyện đa số nằm trong vùng dân cư, trên đất trồng cây nông nghiệp, đất trồng rừng hoặc đất vườn của các hộ dân, nên quá trình việc thu hồi để hoàn thành hồ sơ cấp đất cho các di tích gặp nhiều khó khăn; công tác vận động xã hội hóa trong việc đầu tư  bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch còn gặp nhiều khó khăn.           
                         

 
image001
Đồng chí Hồ Thị Thu Hằng - Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban VH-XH, HĐND tỉnh kết luận tại buổi làm việc

Kết luận buổi giám sát, đồng chí Hồ Thị Thu Hằng, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban VHXH, HĐND tỉnh đã đánh giá cao những kết quả đạt được của huyện trong thực hiện Nghị quyết, đồng thời đề nghị các đơn vị trong thời gian tới tập trung hoàn tất việc đo đạc, cắm mốc, bia biển đảm bảo đúng quy định và sử dụng chất liệu bền vững nhằm tránh hư hỏng; có giải pháp xữ lý việc chồng lấn đất ở, đất quốc phòng và sớm hoàn thành các thủ tục pháp lý để sớm đề nghị cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các di tích, đồng thời có các giải pháp nhằm phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa trong thời gian tới.
Tin ảnh: Trung Tuyến

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết
Thăm dò ý kiến

Dự án Dân chấm điểm M-Score mang lại lợi ích gì?

Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập50
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm49
  • Hôm nay6,283
  • Tháng hiện tại180,798
  • Tổng lượt truy cập9,133,878
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây