Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết số 197/2020/QH15 về một số cơ chế, chính sách đặc biệt để tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật

Thứ hai - 19/05/2025 08:06 17 0
Ngày 17/5/2025, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã chính thức biểu quyết thông qua Nghị quyết số 197/2020/QH15 với 416/443 đại biểu tán thành (87,03% tổng số đại biểu). Nghị quyết này mở ra giai đoạn mới, thể hiện quyết tâm chính trị cao nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác thi hành pháp luật.
bainq197 1
Đại biểu Quốc hội ấn nút biểu quyết trên hội trường, sáng 17/5
 
Về cơ chế tài chính, Nghị quyết quy định tỷ lệ chi cho xây dựng pháp luật không dưới 0,5% tổng chi ngân sách nhà nước hàng năm và được điều chỉnh tăng dần theo nhu cầu thực tiễn. Đồng thời, thành lập “Quỹ hỗ trợ xây dựng chính sách, pháp luật” trực thuộc Bộ Tư pháp – một quỹ tài chính ngoài ngân sách, có tư cách pháp nhân và hoạt động không vì lợi nhuận. Vốn điều lệ của Quỹ do Nhà nước bảo đảm, đồng thời được tiếp nhận các nguồn đóng góp hợp pháp từ tổ chức, cá nhân trong nước để tài trợ cho những dự án, nhiệm vụ chưa có hoặc thiếu kinh phí, nhằm tạo ra đột phá, bền vững trong công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật.

Về chính sách đối với con người, Nghị quyết dành ưu đãi đối với lực lượng trực tiếp tham mưu, nghiên cứu và xây dựng pháp luật. Cán bộ, công chức, sĩ quan trong lực lượng vũ trang, đại biểu Quốc hội chuyên trách và đại biểu HĐND cấp tỉnh chuyên trách thực hiện nhiệm vụ này được hưởng hỗ trợ hàng tháng bằng 100% hệ số lương hiện hưởng (không gồm phụ cấp), trả cùng kỳ lương và không tính vào cơ sở đóng bảo hiểm xã hội; thu nhập này được miễn thuế thu nhập cá nhân và các nghĩa vụ tài chính khác. Chế độ này không áp dụng với người giữ chức danh từ Thứ trưởng trở lên, trừ đại biểu chuyên trách.

Về thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, Nghị quyết ưu tiên tuyển chọn, đào tạo và bồi dưỡng những cử nhân xuất sắc, có chương trình chuyên sâu về xây dựng pháp luật. Cơ chế cho phép kéo dài thời gian công tác và không giữ chức vụ đối với chuyên gia, cán bộ lực lượng vũ trang có uy tín và kinh nghiệm thực tiễn về pháp luật quốc tế, đồng thời mở đường cho chuyên gia Việt Nam làm việc tại các tổ chức pháp lý và cơ quan tài phán quốc tế.

 
bainq197 2
Bộ trưởng Bộ Tư pháp phát biểu tại kỳ họp Quốc hội

Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025, dự báo thiết lập môi trường pháp lý sáng tạo, linh hoạt, minh bạch và đầy hấp lực đối với đội ngũ cán bộ chuyên môn, qua đó nâng cao chất lượng xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thi hành pháp luật trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.


Bài, ảnh: Ngọc Phong

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết
Thăm dò ý kiến

Dự án Dân chấm điểm M-Score mang lại lợi ích gì?

Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập18
  • Hôm nay5,131
  • Tháng hiện tại250,281
  • Tổng lượt truy cập11,601,396
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây