Ban Dân tộc HĐND tỉnh tổ chức khảo sát công tác bảo tồn và phát huy bản sắc truyền thống của các dân tộc Bru-Vân Kiều và Pa Cô trên địa bàn huyện Đakrông

Thứ tư - 12/02/2020 23:06 1.334 0
Ngày 22/9/2019, Ban Dân tộc đã khảo sát công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số tại các xã Đkrông, A Bung, Tà Rụt huyện Đakrông. Đoàn khảo sát do ông Hồ Quốc Hương - Phó ban Dân tộc HĐND tỉnh làm trưởng đoàn.
Làng dệt truyền thống xã A Bung
Làng dệt truyền thống xã A Bung

Trong những năm qua, các cấp các ngành cùng toàn thể nhân dân huyện đã không ngừng cố gắng nổ lực để bảo tồn, gìn giữ các giá trị vật thể và phi vật thể trên địa bàn. Ngoài việc lưu giữ ngôn ngữ, chữ viết, phong tục tập quán, các lễ hội ( A Riêu Ping, ADa - cha đôi ta mai...), các nghề truyền thống, trang phục, trang sức và các loại hình nghệ thuật như múa, hát dân ca (hát Ca lơi cha chấp, hát xiêng), đánh cồng chiêng, đến nay trên địa bàn huyện vẫn còn lưu giữ 519 cồng, 375 chiêng cùng nhiều hiện vật trong số 18 loại hình nhạc cụ.

Để bảo tồn các hình thức sinh hoạt văn hóa nghệ thuật dân gian truyền thống 02 đội văn nghệ dân gian và đội cồng chiêng của dân tộc Bru- Vân Kiều và Pa Cô đã được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu văn hóa nghệ thuật của nhân dân và đã nhiều lần được tham gia Hội thi cồng chiêng Quốc tế tại Tây Nguyên. Các giá trị văn hóa trong các phong tục tập quán ma chay, cưới hỏi, luật tục và các lễ hội vẫn được lưu giữ.  Các hoạt động sáng tác, biểu diễn văn hóa nghệ thuật quần chúng được huyện chú trọng và tổ chức thường xuyên. Các nghề truyền thống như dệt thổ cẩm, đan lát mây tre, chổi đót, nấu rượu men lá, rượu từ vỏ cây và văn hóa ẩm thực truyền thống  được duy trì và phát triển.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn như: Hiện nay có 5/14 xã chưa có nơi sinh hoạt văn hóa; việc sưu tầm, phục dựng văn hóa vật thể và phi vật thể tại nhà truyền thống Vân Kiều, Pa Cô chưa được thực hiện bài bản, hệ thống; đa số các văn hóa vật thể như các nhạc cụ, cồng, chiêng, dụng cụ sản xuất vẫn do nhân dân lưu giữ chứ chưa được sưu tầm và bảo tồn do đó khó để kiểm soát nguy cơ mai một hoặc thất lạc; các tác phẩm văn hoạc dân gian chủ yếu lưu truyền bằng hình thức truyền miệng chứ chưa được in ấn, chưa hệ thống do đó cũng dễ mai một; hầu hết văn hóa phi vật thể đều do các nghệ nhân và những người cao tuổi lưu giữ, truyền bá, lực lượng này ngày càng già yếu, ít ỏi trong khi thế hệ trẻ rất ít quan tâm do đó các giá trị này cùng dần bị mai một và đang đứng trước nguy cơ mất dần.
Tại các buổi làm việc, các nghệ nhân và những già làng, trưởng bản cũng như lãnh đạo các xã và Phòng Văn hóa Thông tin huyện đều mong muốn tỉnh quan tâm hơn nữa đến việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Vân Kiều và Pa Cô, cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ nguồn lực và tạo sân chơi duy trì bản sắc truyền thống. Đặc biệt tỉnh phải có giải pháp kịp thời để khắc phục tình trạng mai một của văn hóa phi vật thể tránh trường hợp thất truyền.

Thay mặt Đoàn công tác, ông Hồ Quốc Hương - Phó Trưởng Ban Dân tộc HĐND tỉnh ghi nhận những nổ lực mà các già làng, trưởng bản, các nghệ nhân đã dày công giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và mong muốn toàn thể nhân dân các cấp, các ngành của địa phương cùng các già làng, trưởng bản, các nghệ nhân tiếp tục nổ lực để khắc phục những khó khăn trước mắt. Đối với những kiến nghị, đề xuất Ban Dân tộc - HĐND tỉnh tiếp thu, ghi nhận và sẽ báo cáo lên HĐND tỉnh Quảng Trị trong kỳ họp sắp tới.

Tác giả bài viết: Mai Linh

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết
Thăm dò ý kiến

Dự án Dân chấm điểm M-Score mang lại lợi ích gì?

Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập34
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm32
  • Hôm nay5,956
  • Tháng hiện tại180,471
  • Tổng lượt truy cập9,133,551
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây