Quảng Trị thực hiện chủ trương sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn trong giai đoạn 2019-2021

Thứ tư - 12/02/2020 22:34 5.474 0
Thực hiện chủ trường của Trung ương, ngày 17/10/2019, Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị đã ban hành Nghị quyết số 22/NQ-HĐND “Về việc thông qua Đề án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019 - 2021 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị”, cụ thể:
Trung tâm thành phố Đông Hà
Trung tâm thành phố Đông Hà

Tỉnh Quảng Trị vẫn giữ nguyên 10 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm: 08 huyện, 01 thành phố và 01 thị xã, mặc dù có 02 đơn vị hành chính thuộc diện phải thực hiện sắp xếp trong giai đoạn 2019 – 2021, do có hai tiêu chuẩn diện tích tự nhiên và quy mô dân số đạt dưới 50% theo quy định (huyện đảo Cồn Cỏ và thị xã Quảng Trị), vì các yếu tố đặc thù về truyền thống lịch sử, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, cộng đồng dân cư, yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội và phát triển kinh tế - xã hội.

Có 09 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện phải sắp xếp nhưng chưa tiến hành sắp xếp trong giai đoạn 2019 - 2021, do có các yếu tố đặc thù về truyền thống lịch sử, văn hóa, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, cộng đồng dân cư, yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội và phát triển kinh tế - xã hội (Xã Hải Khê thuộc huyện Hải Lăng; xã Triệu Lăng và xã Triệu Vân thuộc huyện Triệu Phong; xã Xy thuộc huyện Hướng Hóa; xã Trung Giang thuộc huyện Gio Linh; xã Vĩnh Thái, xã Vĩnh Khê và thị trấn Bến Quan thuộc huyện Vĩnh Linh; Phường An Đôn thuộc thị xã Quảng Trị)

Trong giai đoạn 2019-2021 tiến hành sắp xếp 33 đơn vị hành chính cấp xã (23 xã, thị trấn thuộc diện phải sắp xếp, 10 đơn vị hành chính cấp xã thực hiện sắp xếp theo diện khuyến khích, liền kề liên quan đến sắp xếp, sáp nhập). Sau khi sắp xếp, sáp nhập, toàn tỉnh Quảng Trị có 125 đơn vị hành chính cấp xã (gồm: 101 xã, 13 phường, 11 thị trấn); giảm 16 đơn vị hành chính cấp xã (16 xã), cụ thể:

 - Sáp nhập nguyên trạng toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của thị trấn Hải Lăng và xã Hải Thọ để thành lập thị trấn Diên Sanh.

- Sáp nhập nguyên trạng toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Hải Hòa và xã Hải Tân để thành lập xã Hải Phong.

- Sáp nhập nguyên trạng diện tích tự nhiên, dân số của xã Hải Xuân và xã Hải Vĩnh thành để thành lập xã Hải Hưng.

- Sáp nhập nguyên trạng toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Hải Thiện và xã Hải Thành để thành lập xã Hải Định.

- Sáp nhập nguyên trạng toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Triệu Thành và xã Triệu Đông để thành lập xã Triệu Thành.

 - Sáp nhập nguyên trạng toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Cam Thanh và xã Cam An để thành lập xã Thanh An.

- Sáp nhập nguyên trạng toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã A Túc và xã A Xing để thành lập xã Lìa.

- Sáp nhập nguyên trạng toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Vĩnh Trường và xã Linh Thượng để thành lập xã Linh Trường.

- Sáp nhập nguyên trạng toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Gio Hòa và xã Gio Sơn để thành lập xã Gio Sơn.

- Sáp nhập nguyên trạng toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Gio Bình và xã Gio Phong để thành lập xã Phong Bình.

- Đối với xã Gio Thành thuộc huyện Gio Linh chia tách để nhập về hai xã liền kề, cụ thể:

* Sáp nhập nguyên trạng diện tích tự nhiên, dân số của 02 thôn Nhĩ Trung và Nhĩ Hạ của xã Gio Thành vào xã Gio Hải thành xã Gio Hải mới

* Sáp nhập nguyên trạng diện tích tự nhiên, dân số của thôn Tân Minh, xã Gio Thành vào xã Gio Mai để thành lập xã Gio Mai mới.

 - Sáp nhập nguyên trạng toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Vĩnh Tân và thị trấn Cửa Tùng để thành lập thị trấn Cửa Tùng.

- Sáp nhập nguyên trạng toàn bộ diện tích, dân số của xã Vĩnh Thạch và xã Vĩnh Kim để thành lập xã Kim Thạch.

- Sáp nhập nguyên trạng toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Vĩnh Trung và xã Vĩnh Nam để thành lập xã Trung Nam.

- Sáp nhập nguyên trạng toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Vĩnh Hiền và xã Vĩnh Thành để thành lập xã Hiền Thành

- Sáp nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Ba Lòng và xã Hải Phúc thuộc huyện Đakrông để thành lập xã Ba Lòng.

 

ct

Ban Pháp chế HĐND tỉnh làm việc với UBND xã Gio Sơn

Về cơ bản nghị quyết về việc sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã đã được 100% đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh biểu quyết thông qua và giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định, đồng thời Hội đồng nhân dân tỉnh cũng giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh căn cứ vào khả năng ngân sách để xây dựng đề án trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ đối với những người hoạt động không chuyên trách dôi dư ở các đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp, sáp nhập.

Việc sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh Quảng Trị trong giai đoạn 2019-2021 đã đạt được mục tiêu về quy mô dân số, theo hướng tinh gọn, đảm bảo hoạt động ổn định nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền và tổ chức đoàn thể cấp xã; nâng cao trình độ, trách nhiệm, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức và hoạt động của các tổ chức đoàn thể ở cấp xã phù hợp với thực tế, điều kiện kinh tế xã hội, đặc thù từng vùng, từng địa phương và sự đồng thuận của nhân dân trong quá trính sáp nhập, sắp xếp. Tuy nhiên việc sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã ít nhiều có ảnh hưởng đến tâm lý, tư tưởng trong một bộ phận cán bộ và nhân dân, do đó đề nghị chính quyền các cấp và các cơ quan có liên quan cần làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, giải thích và thực hiện đồng bộ các chính sách để nhân dân hiểu được chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong công tác sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã được thuận lợi, hiệu quả tiến tới sáp nhập các xã, thị trấn trong giai đoạn tiếp theo khi được Trung ương phê duyệt đề án.

Đề án của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc sắp xếp, bố trí đội ngũ cán bộ, công chức tại các đơn vị hành chính cấp xã sau khi sáp nhập tương đối hợp lý, khoa học, tinh giản từng bước theo quy định của Trung ương.  Trong khi chúng ta đang sắp xếp, sáp nhập và đồng thời thực hiện Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24/4/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố; và thực hiện chủ trương đưa công an chính quy về xã; đồng thời tham mưu xây dựng đề án trình Hội đồng nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 26/2013/NQ-NQHĐND ngày 11/12/2013 của HĐND tỉnh thực hiện các quy định mới của Trung ương liên quan đến chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

 

ct

Ban Pháp chế HĐND tỉnh làm việc với UBND xã Ba Lòng

Sau khi có Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sáp nhập các đơn vị hình chính cấp xã trên địa bàn thì chính quyền các cấp cần làm tốt công tác sắp xếp, bố trí về tổ chức, bộ máy đối với các đơn vị sự nghiệp đóng trên địa bàn các xã, thị trấn (như trường học, trạm xá…) cho phù hợp với tính chất, quy mô để phát huy hiệu quả đối với những đơn vị hành chính mới. Rà soát, bổ sung và điều chỉnh, xây dựng quy hoạch kinh tế - xã hội phù hợp với quy mô, tính chất của đơn vị hành chính mới để ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng; có kế hoạch cụ thể để sắp xếp, khai thác, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, làm tốt công tác quản lý, tổ chức các hoạt động và phục vụ tốt người dân trên địa bàn./.

 

       Bài và ảnh: Phạm Văn Phúc

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết
Thăm dò ý kiến

Dự án Dân chấm điểm M-Score mang lại lợi ích gì?

Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập68
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm67
  • Hôm nay7,530
  • Tháng hiện tại182,045
  • Tổng lượt truy cập9,135,125
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây