Thường trực HĐND tỉnh làm việc với Sở Công thương và Ban Quản lý các khu kinh tế tỉnh để chuẩn bị các nội dung cho kỳ họp thứ Mười, HĐND tỉnh khóa VIII

Thứ tư - 06/07/2022 06:30 607 0
Ngày 04/7/2022, Thường trực HĐND có buổi làm việc với Sở Công thương và BQL Khu kinh tế để nghe kết quả thực hiện các chỉ tiêu sản xuất công nghiệp, kinh doanh thương mại 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ và giải pháp 6 tháng cuối năm 2022. Đồng chí Nguyễn Đăng Quang, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì làm việc; tham gia buổi làm việc có các Phó Chủ tịch HĐND, Ủy viên Thường trực HĐND, Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH&HĐND tỉnh, Trưởng phòng Công tác HĐND, Phòng Thông tin công tác đại biểu.
 
tt2

Theo báo cáo của Sở Công thương, kết quả thực hiện các chỉ tiêu sản xuất công nghiệp, kinh doanh thương mại 6 tháng đầu năm 2022 đạt được trên một số mặt chủ yếu đó là:
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 8,87% so với năm 2021, trong đó Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 0,31%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 45,49%; Ngành công nghiệp khai khoáng tăng 6,02%; Ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 0,08% so với cùng kỳ năm trước. Một số sản phẩm duy trì được mức tăng trưởng khá, như: Điện sản xuất tăng 67,16%; săm xe các loại tăng 65,05%; dăm gỗ tăng 54,49%; quặng inmenit tăng 26,21%; quặng zircon tăng 21,47%; điện thương phẩm tăng 22,1%; gỗ cưa, gỗ xẻ tăng 19,07%. Một số sản phẩm duy trì mức tăng ổn định, như: Bộ com-lê, quần áo tăng 9,9%; ván ép tăng 8,52%; tinh bột sắn tăng 6,55%; nước uống được tăng 2,03%; lốp xe các loại tăng 2,55%; nước hoa quả tăng 0,94%. Một số sản phẩm giảm, như: Tấm lợp proximăng giảm 36,66%; phân hóa học giảm 26,66%; đá xây dựng giảm 21,9%; gạch xây dựng giảm 11,23%; dầu thông giảm 7,46%; xi măng giảm 11,68%; bia lon giảm 3,02% so cùng kỳ năm trước.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 13.126,26 tỷ đồng, tăng 11,16% so với cùng kỳ và chỉ đạt 34,5% so với kế hoạch năm 2022 (tương đương 38.000 tỷ đồng). Trong đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt 10.726,95 tỷ đồng, chiếm 81,72% tổng mức và tăng 10,55%; doanh thu lưu trú và ăn uống ước đạt 1.662,31 tỷ đồng, chiếm 12,66% tổng mức và tăng 12,32%; doanh thu du lịch lữ hành ước đạt 1,81 tỷ đồng, chiếm 0,01% tổng mức, tăng 19,64%; doanh thu dịch vụ đạt 735,18 tỷ đồng, chiếm 5,61% tổng mức và tăng 17,95% so với cùng kỳ năm trước.
Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá ước đạt 135 triệu USD, tăng 21,6%; kim ngạch nhập khẩu ước đạt 166 triệu USD, giảm 37,6% so với cùng kỳ.
Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 5 tháng đầu năm 2022 tăng 2,85%. Trong đó, có 8/11 nhóm hàng có chỉ số giá tăng: Giao thông vận tải tăng 17,93%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 6,19%; đồ uống và thuốc lá tăng 4,77%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 3,12%; đồ dùng và dịch vụ khác tăng 1,44%; giáo dục tăng 0,69%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,52%; may mặc, mũ nón và giày dép tăng 0,2%.
Về nhiệm vụ quản lý nhà nức, Sở Công thương đã đề xuất nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy phục hồi, phát triển kinh tế đến năm 2023. Phối hợp xây dựng 02 hợp phần tích hợp vào quy hoạch tổng thể quốc gia; lập quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ban hành và triển khai Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, tỉnh năm 2022. Tham mưu công tác dự trữ hàng hóa thiết yếu phục vụ cân đối cung cầu và bình ổn thị trường; triển khai kế hoạch thực hiện cuộc vận động người VIệt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam; triển khai kết nối doanh nghiệp tỉnh tham gia các sàn thương mại điện tử trong nước; các giải pháp thúc đẩy hoạt động thương mại biên giới, khai thác hiệu quả Hiệp định Thương mại biên giới Việt Nam – Lào...
Báo cáo của Sở Công thương đề cập đến những hạn chế và nêu rõ nguyên nhân, trong đó các chỉ tiêu phát triển có mức tăng trưởng dương nhưng vẫn thấp hơn so với kế hoạch đề ra; hoạt động sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu, thương mại, dịch vụ tuy đã phục hồi nhưng vẫn còn chậm và bị gián đoạn cả phía cung và phía cầu; sản xuất công nghiệp tăng trưởng chậm; một số dự án khởi công có tiến độ triển khai chậm; việc hợp tác liên doanh giữa các doanh nghiệp trong tỉnh và trong khu vực để hình thành trung tâm sản xuất, chuỗi cung ứng hàng hóa dịch vụ chưa được đồng bộ...
Qua nghe ý kiến phát biểu của các thành viên Thường trực HĐND và các đại biểu dự làm việc, đồng chí Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch HĐND tỉnh nêu một số vấn đề cần quan tâm đó là: Sở cần phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, bổ sung quy hoạch ngành để tích hợp vào quy hoạch tỉnh; tái cấu trúc lại lĩnh vực công nghiệp chế biến, lĩnh vực thương mại để chuyển dịch cơ kinh tế, cơ cấu lao động, tăng sức sản xuất từ nội lực. Trước mắt rà soát lại các chỉ tiêu công nghiệp chế biến, thương mại, năng lượng tái tạo đã thực hiện, tìm ra các dư địa để chỉ đạo thực hiện trong 6 tháng cuối năm, bảo đảm thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu đề ra trong năm; cùng với doanh nghiệp, nhà đầu tư tháo gỡ các điểm nghẽn thúc đẩy các dự án năng lượng đã cấp chủ trương đầu tư thực hiện đúng lộ trình; tổ chức thực hiện có hiệu quả nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về chương trình phát triển công nghiệp và khuyến công; rà soát nhiệm vụ và tăng cường hơn nữa công tác quản lý nhà nước của ngành;

 
tt1 1
 
Làm việc với Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đăng Quang ghi nhận những nỗ lực của BQL Khu kinh tế trong việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm; đồng thời, đề nghị BQL Khu kinh tế tập trung nhiệm vụ rà soát, điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị sát đúng với thực tế. Về thu hút đầu tư, cần tạo điều kiện thuận lợi cao nhất để nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án, các nhà đầu tư được cấp chủ trưng đầu tư mà chưa sẵn sàng hoặc có ý định giữ đất thì rà soát lại, trong đó có dự án cụm công nghiệp Đông Gio Linh; tái cấu trúc lại doanh nghiệp trong Khu Công nghiệp Nam Đông Hà, Khu thương mại đặc biệt Lao Bảo. Về đầu tư công cần đề xuất các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, trong đó, tập trung hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật thiết yếu tại khu vực Cửa khẩu quốc tế La Lay, đường nối khu công nghiệp Đông Nam đến Cảng Cửa Việt./.
 
Tin, ảnh: Lê Thiện
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết
Thăm dò ý kiến

Dự án Dân chấm điểm M-Score mang lại lợi ích gì?

Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập31
  • Hôm nay7,134
  • Tháng hiện tại196,720
  • Tổng lượt truy cập9,595,544
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây