Kết quả hoạt động nổi bật trong nửa nhiệm kỳ 2021 – 2026 của Ban Pháp chế - Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị.

Thứ ba - 12/12/2023 09:10 275 0
Kế thừa và phát huy những kết quả, kinh nghiệm hoạt động của Ban Pháp chế HĐND tỉnh khóa VII, nhiệm kỳ 2016-2021, với tinh thần đổi mới, sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động. Nửa nhiệm kỳ 2021-2026, Ban Pháp chế đã hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ theo luật định; hoàn thành  chương trình công tác của Hội đồng nhân dân tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh và chương trình công tác trọng tâm của Ban, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh từ đầu nhiệm kỳ 2021-2026 đến nay.
 
image001 25
Ban Pháp chế khảo sát tại Công an huyện Vĩnh Linh

Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Hội đồng nhân dân tỉnh đã tổ chức 20 kỳ họp, trong đó có 13 kỳ họp chuyên đề và 7 kỳ họp thường lệ. Tại các kỳ họp, Ban Pháp chế đã thực hiện tốt chức năng giám sát, thẩm tra các báo cáo, đề án, dự thảo nghị quyết do UBND tỉnh, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cục THADS tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh theo luật định. Ban Pháp chế đã thẩm tra trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành 40 nghị quyết (trong đó có 13 nghị quyết quy phạm pháp luật) liên quan đến lĩnh vực quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội, xây dựng chính quyền và một số chính sách khác; các nghị quyết được ban hành có tính khả thi cao, phát huy hiệu quả trong thực tiễn, góp phần quan trọng giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân. Qua 05 cuộc giám sát chuyên đề theo chức năng, nhiệm vụ, Ban Pháp chế đã ban hành 46 kiến nghị sau giám sát gửi đến các cơ quan có thẩm quyền và được các cơ quan chức năng xem xét, giải quyết theo thẩm quyền luật định.

 
image003 16
Ban Pháp chế làm việc với Phòng cảnh sát Giao thông – Công an tỉnh

Qua nửa nhiệm kỳ hoạt động của Ban Pháp chế rút ra những kinh nghiệm, như:
Một là, trong hoạt động giám sát cần lựa chọn vấn đề giám sát phù hợp với yêu cầu thực tiễn của địa phương, có trọng tâm, trong điểm, tránh dàn trải. Đặc biệt phải tập trung vào những vấn đề tác động trực tiếp đến người dân và doanh nghiệp như: Các vấn đề liên quan đến đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng, khiếu nại, tố cáo, cải cách thủ tục hành chính, trật tự an toàn xã hội, công tác đấu tranh, phóng, chống tội phạm…
Hai là, xây dựng đề cương giám sát phải cụ thể, rõ ràng, yêu cầu đối tượng được giám sát báo cáo đầy đủ nhằm rút ngắn thời gian và nâng cao hiệu quả trong hoạt động giám sát. Khi tiến hành giám sát, cần xem xét kỹ các báo cáo để phát hiện những hạn chế, bất cập hoặc mâu thuẫn trong báo cáo; đồng thời phải thu thập thông tin từ nhiều nguồn, không lệ thuộc nhiều vào báo cáo của đơn vị giám sát nhằm nâng cao hiệu quả giám sát.
Ba là, trong hoạt động giám sát cần chọn thời gian, thời điểm và đơn vị, địa phương được giám sát cho phù hợp để tránh sự trùng lặp giữa các đoàn, các cơ quan có chức năng kiểm tra, giám sát; tránh những cuộc giám sát vào những thời điểm cấp ủy, chính quyền các địa phương đang tập trung thực hiện những công việc cấp bách như: Phòng chống lụt bão, thiên tai, diễn tập quân sự, giải phóng mặt bằng.
 
image005 1
Ban Pháp chế làm việc với Viện kiểm sát nhân dân tỉnh
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Ban Pháp chế trong thời gian tới.
Một là, phải bám sát chương trình hoạt động của Hội đồng nhân dân, Thường trực HĐND tỉnh, chức năng, nhiệm vụ của Ban Pháp chế và tình hình hoạt động của các cơ quan, địa phương trong tỉnh để chủ động xây dựng chương trình công tác, kế hoạch giám sát, khảo sát của Ban pháp chế từng năm, đảm bảo sát với tình hình của địa phương, đơn vị, có trọng tâm, trọng điểm và tổ chức thực hiện một cách khoa học, hợp lý, đảm bảo thời gian và có chất lượng cao.
Hai là, tham gia chuẩn bị tốt nội dung kỳ họp của Hội đồng nhân dân tỉnh; thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án liên quan đến các lĩnh vực thi hành Hiến pháp và pháp luật, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng chính quyền địa phương và quản lý địa giới hành chính ở địa phương và các báo cáo, đề án do Thường trực HĐND tỉnh phân công đảm bảo chặt chẽ, đúng quy trình và có chất lượng cao.
Ba là, thực hiện khảo sát, giám sát, thẩm tra theo đúng quy định của pháp luật. Qua hoạt động giám sát, khảo sát để thấy được những thuận lợi, khó khăn, kịp thời phát hiện những vướng mắc, bất cập kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp.
Bốn là, thường xuyên theo dõi việc thực hiện các kiến nghị qua giám sát của Ban; đôn đốc các cơ quan liên quan giải quyết cho đến khi có kết quả, không để xảy ra tình trạng nữa vời, làm giảm hiệu quả hoạt động giám sát. Đối với các kiến nghị chưa được giải quyết thỏa đáng, chủ động đề xuất với Thường trực HĐND tỉnh đưa vào nội dung chất vấn tại kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh hoặc nội dung giải trình tại phiên họp Thường trực HĐND tỉnh.
Năm là, chủ động phối hợp với các Ban của HĐND tỉnh, các cơ quan, đơn vị, địa phương trong hoạt động giám sát để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động giám sát của Ban nói riêng và cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương nói chung.
Sáu là, Hoạt động giám sát của Ban Pháp chế HĐND tỉnh cần tranh thủ sự quan tâm chỉ đạo của các Cấp ủy đảng, gắn kết quả giám sát của Ban với đánh giá, ghi nhận vai trò lãnh đạo của từng chi bộ, đảng viên trong việc hoàn thành nhiệm vụ, chức trách được giao hàng năm./.     
                                                                                 Bài, ảnh: Phạm Văn Phúc


 

Tổng số điểm của bài viết là: 160 trong 32 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 32 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết
Thăm dò ý kiến

Dự án Dân chấm điểm M-Score mang lại lợi ích gì?

Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập43
  • Hôm nay16,588
  • Tháng hiện tại139,343
  • Tổng lượt truy cập7,561,872
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây