Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột
vào đây
!
HĐND tỉnh Quảng Trị
Trang nhất
Giới thiệu
Giới thiệu chung
Sự hình thành và phát triển
Cơ cấu tổ chức
Danh sách đại biểu HĐND tỉnh Quảng Trị
Đại biểu HĐND tỉnh khóa VIII, nhiệm kỳ 2021-2026
Đại biểu HĐND tỉnh khoá VII, nhiệm kỳ 2016-2021
Đại biểu HĐND tỉnh khoá VI, nhiệm kỳ 2011-2016
Đại biểu HĐND tỉnh khóa V, nhiệm kỳ 2004-2009, kéo dài 2011
Đại biểu HĐND tỉnh khóa IV, nhiệm kỳ 1999-2004
Đại biểu HĐND tỉnh khóa III, nhiệm kỳ 1994-1999
Đại biểu HĐND tỉnh khóa II, nhiệm kỳ 1989-1994
Đại biểu HĐND tỉnh khóa I (bầu từ Bình Trị Thiên chuyển ra)
Thường trực HĐND tỉnh
Thường trực HĐND tỉnh Quảng Trị khóa VIII
Thường trực HĐND tỉnh Quảng Trị khóa VII
Ban Kinh tế - Ngân sách
Ban Kinh tế - Ngân sách khóa VIII
Ban Kinh tế - Ngân sách khóa VII
Ban Văn hóa - Xã hội
Ban Văn hóa - Xã hội khóa VIII
Ban Văn hóa - Xã hội khóa VII
Ban Pháp chế
Ban Pháp chế khóa VIII, nhiệm kỳ 2021-2026
Ban Pháp chế khóa VII, nhiệm kỳ 2016 -2021
Ban Dân tộc
Ban Dân tộc khóa I
Ban Dân tộc khóa II
Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh
Phòng Hành chính - Tổ chức - Quản trị
Phòng Công tác HĐND
Phòng Thông tin - Công tác đại biểu
Phòng Công tác ĐBQH
Danh sách các Tổ đại biểu
Tin Tức
Tin tức sự kiện
Hoạt động HĐND và Thường trực HĐND
Hoạt động Ban Kinh tế - Ngân sách
Hoạt động Ban Văn hóa - Xã hội
Hoạt động Ban Pháp chế
Hoạt động Ban Dân tộc
Hoạt động Văn phòng HĐND tỉnh
Hoạt động HĐND cơ sở
Văn bản
Văn bản nội bộ
Văn bản gửi đại biểu
Kết luận giám sát
Văn bản chung
Kỳ họp HĐND tỉnh
Tài liệu tiếp xúc cử tri
Tài liệu phục vụ kỳ họp
Khóa VIII
Khóa VII
Kỷ yếu các kỳ họp
Nghị quyết
Đại biểu - Cử tri
Tổng hợp đơn thư
Ý kiến cử tri
Văn hóa - Xã hội
Tài nguyên môi trường
Xây dựng - Giao thông
Nông nghiệp - Nông thôn
An ninh trật tự
Phiên họp thường trực
Tài liệu phiên họp
Kết luận phiên họp
Nghiên cứu trao đổi
Video - Hình ảnh
Videos
Hình ảnh
Chủ nhật, 13/10/2024, 15:53
ĐẨY MẠNH HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH!
Đăng nhập site
Sơ đồ cổng
Lịch làm việc
Liên hệ
Quản trị site
Trang nhất
Nghiên cứu trao đổi
Thực hiện chính sách pháp luật đối với người có công cách mạng giai đoạn 2020 – 2023 và những vấn đề đặt ra
Thứ hai - 04/03/2024 23:27
716
0
T
hực hiện
Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14 ngày 09/12/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Nghị định số 131/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết biện pháp thi hành Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng và các Thông
tư hướng dẫn của các Bộ ngành liên quan.
UBND
t
ỉnh
Quảng Trị đã
ban hành
Kế hoạch số 96/KH-UBND ngày 23/5/2022,
đồng thời đã c
hỉ đạo ngành chuyên môn ban hành nhiều văn bản hướng dẫn các địa phương
, đơn vị
xây dựng kế hoạch để
triển khai thực hiện kịp
thời, đồng bộ các chính sách ưu đãi đối với người có công
. Công tác rà soát, thống kê
,
cập
nhật, bổ sung
số liệu về người có công, gia đình người có công, lập danh mục, hồ sơ
được
thực hiện thường xuyên qua đó đã góp phần
đảm bảo thực hiện có
hiệu quả
các chính sách
đối với người có công trong thời gian qua
.
Báo
cáo giám sát
số 63/BC-HĐND ngày 30/11/2023 của
Ban VHXH về
kết quả triển khai, thực hiện chính sách người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2020 – 2023 đã phân tích, đánh giá
: T
ính
đến tháng 7/2023
toàn tỉnh có
trên 120.000 người có công với cách mạng đã được xác nhận, trong đó có 2.857 Bà mẹ Việt Nam anh hùng
;
19.204 liệt sĩ
;
12.128 thương binh và người hưởng chính sách như thương binh
;
3.089 bệnh binh
;
14.364 người có công
giúp đỡ cách mạng;
5.105 người tham gia hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm chất độc hóa học
;
59.675 người được tặng thưởng Huân, Huy chương kháng chiến
. Tổng số người có công cách mạng và thân nhân được hưởng chế độ trợ cấp ưu đãi hàng tháng là 17.124 người
.
Công tác phổ biến, tuyên truyền các chính sách và quy định có liên quan đến người có công với cách mạng được các cấp, các ngành đặc biệt coi trọng và thực hiện tích cực, góp phần nâng cao nhận thức về truyền thống,
đạo lí
“Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta.
Công tác quản lý nhà nước về chính sách ưu đãi người có công ngày càng chuyển biến tích cực so với giai
đoạn
trước đây. Quá trình giải quyết các thủ tục hành
chính
liên quan đến chính sách người có công cơ bản đảm bảo chặt chẽ theo quy định của pháp luật; công tác phối hợp với các cơ quan liên quan được thực hiện tích cực, đồng bộ.
Thực hiện tốt công tác tiếp nhận, thụ lý, giải quyết số lượng lớn hồ sơ hưởng chế độ trợ cấp ưu đãi một lần cho người có công và thân nhân người có công với cách mạng.
Việc quản lý hồ sơ người có công ngày càng chặt chẽ, khoa học trên hệ thống hành chính công
; các cơ quan, địa phương, đơn vị
đã
bố
trí
cán bộ trực tiếp thu nhận hồ sơ và hướng dẫn tại
bộ phận
một cửa của
Trung tâm hành chính công tỉnh; niêm yết tại trụ sở UBND cấp xã để người dân tiếp cận thông tin.
Từ năm
2020
đến 7/
2023 toàn tỉnh đã
giải quyết chế độ trợ cấp thờ cúng liệt sĩ cho 4.256 trường hợp; cấp lại Bằng Tổ quốc ghi công cho 389 gia đình liệt sĩ; giải quyết chế độ trợ cấp mai táng phí khi người có công từ trần cho 1.761 hồ sơ; giải quyết chế độ ưu đãi trong giáo dục và đào tạo đối với 46 thân nhân người có công với cách mạng; cấp tiền để mua phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình cho 1.432 người có công và thân nhân người có công;
giải quyết thêm chế độ thương binh đồng thời là bệnh binh cho 91 trường hợp; giải quyết thêm chế độ bệnh binh đồng thời là thương binh cho 22 trường hợp; giải quyết thêm chế độ thương binh đối với người đang hưởng mất sức lao động cho 12 trường hợp.
Công
tác huy động và quản lý
Quỹ Đền ơn đáp nghĩa thực hiện đảm bảo đúng quy định
, giai đoạn 2020 - 2023 toàn tỉnh đã huy động được 17.918 triệu đồng, hỗ trợ xây mới 437 nhà ở và sửa chữa 152 nhà ở cho gia đình người có công cách mạng
.
Thực hiện Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng, tỉnh Quảng Trị đã có 8.055
hộ thuộc diện được hỗ trợ, trong đó xây mới 1.665 hộ, sửa chữa 6.390 hộ với tổng kinh phí gần 194.400 triệu đồng.
Công tác chăm sóc phần mộ, nghĩa trang liệt sỹ
tiếp tục được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện tốt việc
chăm sóc hơn 55.000 phần mộ liệt sĩ là con em của các tỉnh, thành phố trong cả nước
.
Hệ thống các nghĩa trang Liệt sĩ trên địa bàn tỉnh được đầu tư, tôn tạo ngày càng khang trang hơn. Giai đoạn 2020 - 2023,
nguồn kinh phí ngân sách nhà nước đã tập trung đầu tư sửa chữa các công trình ghi công liệt sĩ với tổng kinh phí 63 tỷ đồng (bình quân 15,7 tỷ đồng/năm).
Hoạt động tìm kiếm, cất bốc và quy tập hài cốt liệt sỹ đã nhận được sự phối hợp tích cực, tình nghĩa và có trách nhiệm của các đơn vị quân đội, các tầng lớp nhân dân trong nước, của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các Bộ tộc Lào anh em và một số tổ chức quốc tế khác.
Bên
cạnh việc thực hiện tốt các chính sách ưu đãi chủ yếu theo quy định của Pháp lệnh như: Trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần thì
các đơn vị, địa phương đã
quan
tâm chỉ đạo, triển khai thực hiện 10
chế độ ưu đãi khác
đối
với
người có công và
thân nhân
như
:
Chính sách Bảo hiểm y tế
;
đ
iều dưỡng phục hồi sức khỏe
;
cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, thiết bị phục hồi chức chức năng
;
ư
u tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm
;
h
ỗ trợ giáo dục - đào tạo
;
miễn, giảm tiền sử dụng đất khi nhà nước giao đất ở
;
vay vốn để sản xuất, kinh doanh; ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, ưu tiên giao khoán bảo vệ rừng và phát triển rừng; miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật
.
Công tác quản lý hồ sơ đối tượng người có công và quản lý tài chính ưu đãi người có công được thực hiện khoa học, đúng quy trình, thủ tục theo luật định. Hồ sơ người có công và thân nhân người có công được quản lý bằng hồ sơ giấy tại Kho lưu trữ hồ sơ của ngành chuyên môn, đồng thời đã số hóa được 54.125 hồ sơ, còn khoảng 65.875 hồ sơ đang trong quá trình tiếp tục số hóa và quản lý hồ sơ điện tử người có công. Công tác thanh tra, kiểm tra, tiếp nhận, xử lý, giải quyết đơn thư, hồ sơ được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, qua đó đã kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, khắc phục những thiếu sót trong quá trình giải quyết các hồ sơ, hạn chế tối đa tình trạng người có công không được hưởng các chính sác ưu đãi của Nhà nước
.
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai thực hiện chính sách
đối với người có công cách mạng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2020 -2023 còn một số hạn chế, khó khăn nhất định:
Việc ban hành một số văn bản hướng dẫn thực hiện của các bộ, ngành Trung ương có lúc chưa kịp thời, cụ thể, nhất là một số quy định về điều kiện, thủ tục, hồ sơ giải quyết các chế độ ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.
Công tác quản lý đối tượng tại một số xã, phường, thị trấn chưa chặt chẽ, còn để xảy ra tình trạng hưởng chế độ chưa đúng quy định, chưa kịp thời đề nghị điều chỉnh, phải thu hồi hoặc thu hồi nhưng không được do người được hưởng đã mất hoặc đi làm ăn xa. Các thông tin cá nhân ghi trong chứng minh thư, căn cước công dân và giấy tờ liên quan theo hồ sơ của người có công đang lưu trữ không khớp nhau nên việc giải quyết chế độ, chính sách trợ cấp còn gặp khó khăn do phải thực hiện thủ tục đính chính thông tin hồ sơ theo quy định.
Việc vận động Quỹ đền ơn đáp nghĩa đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, cơ quan quân sự và công an thuộc ngành dọc quản lý đóng trên địa bàn chưa thực hiện bảo đảm quy định tại Điều 177, Nghị định 131
/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ; đồng thời việc vận động trong các doanh nghiệp, cơ sở kinh tế gặp nhiều khó khăn.
Công tác xác lập hồ sơ xác nhận liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học còn gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với một số trường hợp không còn đầy đủ các loại giấy tờ theo quy định, nên chưa đủ điều kiện để xác lập hồ sơ xác nhận đối tượng. Việc lập hồ sơ đề nghị giải quyết chế độ thờ cúng liệt sĩ ở một số địa phương, nhất là các xã vùng dân tộc thiểu số miền núi chưa kịp thời, do thiếu thông tin ghi trong hồ sơ và thiếu các giấy tờ liên quan đến đối tượng. Việc đề nghị Trung ương cấp đổi lại bằng Tổ quốc ghi công,
Huân chương, Huy chương kháng chiến
gặp nhiều vướng mắc, khó khăn dẫn đến có một số trường họp kéo dài nhiều năm chưa được giải quyết.
Kinh phí nâng cấp sửa chữa các công trình ghi công liệt sỹ phần lớn do ngân sách Trung ương hỗ trợ, ngân sách địa phương từ tỉnh đến cơ sở bố trí còn hạn chế nên gặp khó khăn trong triển khai đầu tư xây mới, sửa chữa, nâng cấp các công trình ghi công liệt sĩ.
Còn
nhiều
gia đình người có công và thân nhân liệt sĩ đang khó khăn về nhà ở, một số địa phương còn có hộ nghèo thuộc đối tượng người có công
;
đời sống vật chất và tinh thần của một bộ phận người có công ở khu vực miền núi và nông thôn gặp khó khăn về nhiều mặt, cần được quan tâm.
Cán bộ phụ trách lĩnh vực lao động thương binh xã hội ở cấp xã phần lớn kiêm nhiệm, thường xuyên thay đổi, năng lực chuyên môn còn hạn chế nên gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện các chính sách đối với người có công. Việc xác định số người làm việc tại bộ phận quản trang ở các nghĩa trang liệt sĩ cấp huyện, cấp xã theo quy định tại điều 136, Nghị định 131/2021/NĐ-CP của Chính phủ triển khai còn chậm nên công tác chăm sóc, quản lý các Nghĩa trang còn gặp khó khăn, lúng túng.
Công tác phối hợp với ngành Bưu điện để thực hiện việc chi trả trợ cấp hàng tháng tập trung tại một địa điểm cho người có công còn một số bất cập, nhất là khó khăn trong việc đi lại đối với đối tượng già yếu, ốm đau thường xuyên; việc nắm bắt tình hình người có công thiếu kịp thời.
Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả chính sách đối với người có công cách mạng
theo
Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14 và Nghị định số 131/2021/NĐ-CP của Chính phủ, trong thời gian tới tỉnh Quảng Trị cần tiếp tục chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt một số nội dung sau:
Thứ nhất
: Tiếp tục đề xuất với Trung ương
nghiên cứu bổ sung thêm đối tượng được hưởng trợ cấp ưu đãi vào Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14 ngày 09/12/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm:
(1)
N
gười có công giúp đỡ cách mạng bị nhiễm chất độc hóa và Người có công giúp đỡ cách mạng bị địch bắt tù đày; sửa đổi các quy định về xác nhận người có công cho phù hợp với thực tiễn địa phương, tránh thủ tục rườm rà, không cần thiết; (2)
Người hoạt động kháng chiến có trụ sở cơ quan, đơn vị không đóng trên địa bàn 10 xã vùng Mỹ rải chất độc hóa học nhưng thực tế có đến công tác tại địa bàn 10 xã vùng Mỹ rải chất độc hóa học được xác lập hồ sơ hưởng chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;
(3)
Bổ sung quy định cụ thể về đối tượng
thăm viếng mộ liệt sĩ nằm ngoài nghĩa trang liệt sĩ; (4) Bổ sung quy định cụ thể về thực hiện lấy mẫu để giám định ADN xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin.
Thứ hai:
cần tiếp tục n
ghiên cứu ban hành các chính sách của địa phương về đầu tư, nâng cấp, tôn tạo các công trình ghi công liệt sĩ và chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công và thân nhân người có công trên địa bàn tỉnh, trong đó cần ưu tiên cho người có công thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Tiếp tục kiến nghị Bộ LĐTB&XH để được hướng dẫn việc xây dựng định mức, số người làm việc tại Ban quản lý các Nghĩa trang liệt sĩ theo quy định tại Nghị định số 131/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ, làm cơ sở để tỉnh xây dựng định mức số người làm việc tại bộ phận quản trang ở cấp xã theo quy định.
Quan tâm bố trí nguồn vốn sự nghiệp ngân sách tỉnh hàng năm để duy tu, sữa chữa các công trình ghi công liệt sĩ trên địa bàn tỉnh. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo và công tác tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền, các ban ngành, đoàn thể và Nhân dân về thực hiện chính sách pháp luật ưu đãi cho người có công và gia đình người có công trên địa bàn tỉnh.
Thứ ba
: Tiếp tục thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước đối với người có công cách mạng, tập trung chăm lo điều kiện vật chất và tinh thần cho người có công theo đúng quy định. Làm tốt công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý các công trình ghi công liệt sỹ để đảm bảo sau khi đầu tư các công trình phát huy hiệu quả sử dụng, đảm bảo trang nghiêm, khang trang, sạch đẹp, không xây dựng tràn lan ở những nơi chưa cần thiết. Tăng cường công tác chỉ đạo, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Trung tâm Điều dưỡng người có công và Bảo trợ xã hội. Làm tốt công tác chỉ đạo, hướng dẫn và thường xuyên kiểm tra, thanh tra các địa phương, đơn vị, các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện đúng, đầy đủ, kịp thời chính sách pháp luật ưu đãi đối với người có công cách mạng trên địa bàn. Rà soát các gia đình chính sách đang gặp khó khăn về nhà ở hoặc chưa tiếp cận được một số chính sách ưu đãi đối với người có công để đề xuất tiếp tục thực hiện các chế độ cho các đối tượng theo đúng quy định.
Thường xuyên rà soát, kiến nghị cấp có thẩm quyền đẩy nhanh tiến độ cấp đổi lại bằng Tổ quốc ghi công, Huân chương, Huy chương kháng chiến của đối tượng người có công, nhất là hồ sơ tồn động nhiều năm chưa được giải quyết để người có công và thân nhân của họ được hưởng đầy đủ chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.
Bài, ảnh: BBT
Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Xếp hạng:
1
-
1
phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Tweet
Ý kiến bạn đọc
Sắp xếp theo bình luận mới
Sắp xếp theo bình luận cũ
Sắp xếp theo số lượt thích
Bạn cần đăng nhập với tư cách là
Thành viên chính thức
để có thể bình luận
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
HĐND tỉnh Quảng Trị thông qua nghị quyết quy định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ Bảo hiểm y tế
(20/05/2024)
Cần có giải pháp tháo gỡ khó khắn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện một số nghị quyết của HĐND tỉnh trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo
(28/05/2024)
HĐND tỉnh thông qua Nghị quyết quy định tiêu chí thành lập, số lượng thành viên và mức hỗ trợ, bồi dưỡng đối với thành viên tham gia Tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trên địa bàn tỉnh.
(29/06/2024)
Công tác đầu tư bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hoá và những vấn đề đặt ra đối với tỉnh Quảng Trị trong thời gian tới
(30/06/2024)
Sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung một số quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương và các Luật liên quan đến tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân
(17/05/2024)
Nghiên cứu sớm ban hành nghị quyết triển khai thực hiện Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
(11/05/2024)
Thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông đường bộ và đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
(26/03/2024)
Nghiên cứu sớm ban hành chính sách hỗ trợ cho lực lượng trực tiếp đấu tranh phòng, chống ma túy trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
(25/04/2024)
Tháo gỡ khó khăn trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở và kinh phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số
(11/05/2024)
Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao vai trò, chất lượng, hiệu quả hoạt động của đại biểu HĐND chuyên trách
(15/03/2024)
Làm tốt công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
(27/02/2024)
Phát huy hiệu quả Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh trong phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.
(22/01/2024)
Một số chế độ chính sách mới đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và ở thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
(08/12/2023)
Ban Dân tộc - HĐND tỉnh Quảng Trị tăng cường giám sát chuyên đề
(02/11/2023)
Một số kết quả hoạt động của HĐND tỉnh Quảng Trị từ đầu nhiệm kỳ đến nay
(27/09/2023)
Đầu tư, xây dựng và sử dụng thiết chế văn hóa cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng trị; thực trạng và giải pháp
(05/09/2023)
Cần đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp đạt tiêu chí trong chương trình xây dựng nông thôn mới
(25/08/2023)
Tăng cường phòng, chống ma túy trong vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Quảng Trị
(17/08/2023)
Sớm ban hành Nghị quyết của HĐND tỉnh để triển khai thực hiện Nghị định số 33/2023/NĐ-CP ngày 10/6/2023 của Chính phủ quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố.
(01/08/2023)
Một số vấn đề cần tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đại biểu HĐND chuyên trách ở tỉnh Quảng Trị
(19/06/2023)
Danh mục Tin tức
Các dự án
Liên kết
Thăm dò ý kiến
Dự án Dân chấm điểm M-Score mang lại lợi ích gì?
Đánh giá chất lượng thực hiện thủ tục hành chính một cách khách quan
Nguồn thông tin quan trọng để HĐND giám sát việc thực hiện công tác cải cách hành chính
UBND các cấp, các cơ quan chức năng đánh giá một cách khách quan, toàn diện kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính, cũng như chất lượng dịch vụ của cơ quan, đơn vị mình
Tất cả các ý kiến trên
Thống kê lượt truy cập
Đang truy cập
28
Hôm nay
7,262
Tháng hiện tại
205,258
Tổng lượt truy cập
9,604,082
Bạn đã không sử dụng Site,
Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập
. Thời gian chờ:
60
giây